67% doanh nghiệp ở Đông Nam Á là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware
Đại dịch Covid-19 kết hợp với quá trình thúc đẩy số hóa đã dẫn đến sự gia tăng tội phạm mạng ở Đông Nam Á trong thời gian gần đây. Theo đó, các quốc gia trong khu vực đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công ransomware.
Trên thực tế, châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang đau đầu với các cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền). Lật lại quá khứ, ransomware đã trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh và công nghệ kể từ sau vụ tấn công khét tiếng Wannacry. Theo nghiên cứu gần đây của Công ty phần mềm Kaspersky của Nga, 67% doanh nghiệp ở Đông Nam Á đang nằm trong tầm ngắm của những tội phạm sử dụng mã độc tống tiền.
Tháng 4/2022, Kaspersky đã thực hiện cuộc khảo sát với 1000 người, trong đó 900 người từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, Nga, châu Á – Thái Bình Dương và 100 người còn lại đến từ Đông Nam Á. Theo đó, 34% số người được hỏi thừa nhận dữ liệu của họ đã bị hacker mã hóa. 33% khác khẳng định từng ít nhất một lần bị tấn công ransomware.
%20xu%E1%BA%A5t%20hi%E1%BB%87n%20tin%20nh%E1%BA%AFn%20t%E1%BB%91ng%20ti%E1%BB%81n%20300%20USD%20bitcoin.jpg)
Phần lớn nạn nhân của ransomware trong khu vực Đông Nam Á có một điểm chung: họ đều trả tiền chuộc theo yêu cầu. Thực tế cho thấy 47,8% CEO được khảo sát thừa nhận đã trả tiền chuộc nhanh chóng để mong có quyền truy cập lại vào dữ liệu kinh doanh của họ.
Gần 23,9% đã cố gắng lấy lại dữ liệu của họ thông qua sao lưu hoặc giải mã nhưng không thành công và phải trả tiền chuộc trong vòng hai ngày. Trong khi 10,4% phải mất một tuần nỗ lực trước khi trả tiền chuộc.
Khi các nạn nhân của ransomware được hỏi về các bước họ sẽ tiến hành nếu một lần nữa đối mặt với sự cố tương tự, đa số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á xác nhận rằng họ vẫn sẽ trả tiền chuộc. Điều đó cho thấy xu hướng đáng lo ngại vì các công ty đã phải trả tiền khi trở thành nạn nhân của ransomware, khuyến khích tội phạm mạng tiếp tục tấn công.

Trước những mối lo ngại trên, ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Điều đáng lo ngại là chỉ có 17,9% doanh nghiệp Đông Nam Á là nạn nhân của ransomware và không đáp ứng yêu cầu của tội phạm mạng. Chúng tôi vẫn giữ vững quan điểm rằng các doanh nghiệp không nên phản ứng vội vàng bằng việc trả tiền chuộc. Tuy nhiên, với 67% trong số những người được khảo sát thừa nhận rằng trong trường hợp bị tấn công, họ sẽ chuộc tiền để có được dữ liệu càng sớm càng tốt ”.
Bên cạnh đó, Kaspersky cũng tiết lộ: 94% doanh nghiệp ở Đông Nam Á sẽ tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài nếu bị tấn công ransomware. Con số này cao hơn tỷ lệ toàn cầu là 89,9%.
Đáng chú ý, 20% doanh nghiệp sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề ransomware. Trong khi 29% liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ điều tra và ứng phó an ninh mạng như Kaspersky.
Để ngăn chặn các cuộc tấn công ransomware và giảm các thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp, Kaspersky đưa ra cáo khuyến cáo, giải pháp, lời khuyên, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị cần cập nhật các bản sao tệp tin để có thể thay thế chúng trong trường hợp bị mất (ví dụ như do phần mềm độc hại hoặc thiết bị hư hỏng). Hơn nữa, cần đảm bảo tập tin có thể được lưu trong thiết bị vật lý lẫn bộ nhớ đám mây để có độ tin cậy cao hơn và đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể nhanh chóng truy cập các bản sao lưu này khi cần thiết.
Cùng với đó, đơn vị, doanh nghiệp cần cài đặt tất cả các bản cập nhật bảo mật mới nhất hiện có. Đồng thời, các tổ chức luôn phải cập nhật hệ điều hành và phần mềm để loại bỏ các lỗ hổng bảo mật gần đây.
Nhận xét
Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.