Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Quận Cầu Giấy: Cần kiên quyết cưỡng chế hàng loạt công trình xây dựng vi phạm tại phường Yên Hòa

Mặc dù Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo xử lý nhưng đến nay hàng loạt công trình xây dựng không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp tại hẻm 41/184 Hoa Bằng, phường Yên Hòa vẫn tồn tại khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục triển khai dự án.

Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giá trị pháp lý

Như Công lý & Xã hội đã thông tin trong nhiều bài viết từ năm 2020 đến nay như: “Hà Nội: Doanh nghiệp kêu cứu vì khó khăn trong thực hiện dự án”, đăng ngày 03/12/2020; “Cần tháo gỡ những khó khăn trong giải phóng mặt bằng cho Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm”, đăng ngày 27/01/2021; “Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo vụ Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm “kêu cứu”, đăng ngày 03/03/2021; “UBND TP Hà Nội yêu cầu quận Cầu Giấy khẩn trương giải quyết dứt điểm vướng mắc theo phản ánh của Lideco” đăng ngày 15/8/2021… phản ánh những vướng mắc của Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco), trong việc triển khai dự án Xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội (Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng).

Lideco không thể tiếp tục triển khai dự án do vướng mắc hàng chục công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng không phép

Vướng mắc mà Lideco đang gặp phải đó là trường hợp ông Nguyễn Đức Thành và một số người dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay rồi xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp… không chấp hành di dời, bàn giao mặt bằng khiến chủ đầu tư không thể tiếp tục triển khai dự án.

Về nguồn gốc đất, ngày 15/10/2002, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 7019/QĐ-UBND về việc thu hồi 216.110m2 do UBND phường Dịch Vọng và UBND phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) quản lý và tạm giao diện tích đất thu hồi cho Lideco để điều tra, lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thực hiện Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng.

Năm 2003, UBND quận Cầu Giấy lập và phê duyệt phương án tổng hợp bồi thường thiệt hại của các hộ gia đình, tổ chức phải di chuyển giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. Theo phương án này, có 25 hộ gia đình với tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng đợt 1 là 21.642,2m2.

Trong phương án đền bù năm 2003, không có tên ông Thành và một số người dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay

Ngày 24/5/2004, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 3213/QĐ-UB, thu hồi 216.100m2 đất do phường Yên Hòa và phường Dịch Vọng quản lý, giao cho Lideco để đầu tư xây dựng Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng.

Thực hiện theo quy định của pháp luật, Lideco đã tiến hành hỗ trợ 24/25 hộ dân, còn trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Liên chưa nhận tiền. Đến ngày 05/08/2020, Lideco đã hoàn tất hỗ trợ cho hộ ông Nguyễn Văn Liên có 2.160m2 đất bị ảnh hưởng bởi dự án với số tiền 41 tỷ đồng, hộ gia đình ông Liên đã ký biên bản bàn giao đất, biên bản giao nhận tiền.

Biên bản bàn giao đất của hộ ông Nguyễn Văn Liên

Sau khi hoàn tất bồi thường, hỗ trợ, Lideco không triển khai tiếp được dự án, do ông Thành và một số người dân xây dựng nhà, công trình không phép trên khu đất thuộc quyền sử dụng của hộ ông Liên. Đại diện Lideco cho biết, đã nhiều lần vận động, thuyết phục di dời nhưng ông Thành và một số người dân không thực hiện mà yêu cầu phải thỏa thuận, bồi thường.

Về các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Thành, một số người dân với ông Liên, UBND phường Yên Hòa khẳng định, các giao dịch chuyển nhượng nói trên không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, không có giá trị pháp lý. Theo hồ sơ dự án, ông Thành và một số người dân không nằm trong phương án bồi thường, hỗ trợ dự án được UBND quận Cầu Giấy phê duyệt năm 2003, không có tên trong sổ bộ của phường Yên Hòa.

Như vậy, ông Thành và một số người dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay của ông Liên không phải là đối tượng bị ảnh hưởng của dự án, không phải là đối tượng bị thu hồi đất.

Cần xử lý nghiêm, tránh tạo tiền lệ xấu

Theo biên bản điều tra hiện trạng đất đai, hoa màu và tài sản lập ngày 19/04/2003, hộ ông Nguyễn Văn Liên có 5 thửa đất trên đó có 5 căn nhà cấp 4, 1 căn nhà tạm, 1 căn nhà khung sắt và 1 số công trình phụ. Nhưng đến hiện tại khu đất thuộc quyền sử dụng của hộ ông Nguyễn Văn Liên (hẻm 41/184 Hoa Bằng, phường Yên Hòa), lại tồn tại hàng chục công trình xây dựng không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp.

Báo cáo của UBND phường Yên Hòa

Trước đó, vào ngày 25/01/2021, UBND phường Yên Hòa đã có báo cáo về khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phần còn lại của KĐTM Dịch Vọng. Trong báo cáo khẳng định, UBND phường đã mời ông Thành lên làm việc nhiều lần tuy nhiên ông Thành vắng mặt hoặc có mặt nhưng không cung cấp được giấy tờ chứng minh liên quan đến quyền sử dụng đất. Ông Thành không chấp hành việc di dời tài sản và tháo dỡ công trình vi phạm để bàn giao cho dự án… Từ đó UBND phường Yên Hòa đề xuất Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư quận chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp cùng UBND phường và chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các tồn tại.

Báo cáo của UBND phường Yên Hòa

Đến ngày 03/02/2021, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy có Báo cáo số 05/BC-TTPTQĐ trong đó đề xuất UBND quận giao UBND phường phối hợp với Công ty Lideco và các đơn vị chức năng thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Như vậy, đối với việc xây dựng hàng loạt công trình trên đất nông nghiệp của ông Thành và một số người dân đã được chính quyền phường Yên Hòa và ngành chức năng quận Cầu Giấy chỉ ra rõ đồng thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền thiết lập hồ sơ vi phạm, cưỡng chế theo quy định.

Văn bản truyền đạt  ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Liên quan đến vấn đề này, ngày 27/02/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản 1280/VPCP-V.I gửi UBND TP Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết phản ánh, kiến nghị của công ty theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Sau đó, ngày 18/3/2021, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 693/PC-VP gửi UBND quận Cầu Giấy đề nghị xem xét, giải quyết theo quy định và báo cáo về UBND TP Hà Nội trước ngày 31/03/2021. Đến ngày 09/8/2021, Văn phòng UBND TP Hà Nội có Văn bản 8341/VP-GPMB truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị UBND quận Cầu Giấy khẩn trương giải quyết dứt điểm vướng mắc của công ty báo cáo kết quả trong tháng 8/2021 và đề nghị công ty chủ động phối hợp giải quyết vướng mắc, tồn tại.

Văn bản 8341/VP-GPMB truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn

Đến ngày 20/06/2022, Văn phòng UBND TP Hà Nội tiếp tục có Văn bản 5841/VP-TNMT, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, giao UBND quận Cầu Giấy chủ trì phối hợp với Lideco kiểm tra, rà soát có biện pháp kiên quyết xử lý tình trạng tái lấn chiếm (nếu có), đồng thời khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nốt phần còn tồn tại theo quy định…. Có phương án bảo vệ, chống tái lấn chiếm đối với những diện tích đã được giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Có thể thấy rằng, vấn đề giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp rất được quan tâm đặc biệt là UBND TP Hà Nội đã có 3 văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Đây là vấn đề rất “nóng” trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua, khi hàng loạt dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng, đang được thành phố kiên quyết tháo gỡ, xử lý.

Căn cứ theo quy định tại Quyết định 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND TP Hà Nội ban hành Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, cụ thể: Điểm d, khoản 2, Điều 5 về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện: “Chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 29, Điều 50 Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.

Một số công trình xây dựng dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng không phép

Tại điểm d, khoản 2, Điều 6 về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã: “Chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hoạt động xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Trong trường hợp phát sinh vi phạm, Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo cán bộ địa chính cấp xã phối hợp với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo lĩnh vực đất đai”.

Quy định của pháp luật rất rõ ràng và sai phạm đã được chỉ ra,  UBND phường Yên Hòa, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Cầu Giấy cần khẩn trương rà soát, thiết lập hồ sơ vi phạm và báo cáo UBND quận Cầu Giấy để thực hiện cưỡng chế, xử lý các công trình vi phạm nói trên.

Thiệt hại của doanh nghiệp khi dự án ách tắc không thể triển khai đã nhìn thấy rõ, nhưng điều quan trọng là phải kiên quyết xử lý, cưỡng chế để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, không tạo tiền lệ xấu cho các dự án sau này và cũng là không để một số người lợi dụng doanh nghiệp triển khai dự án để gây khó khăn từ đó phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng đến việc thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn Thủ đô.

Tâm Phúc

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Vụ người chết vẫn ký giấy ủy quyền: Ông Khương từng bị đề nghị truy tố vì công chứng trái quy định

    Vào năm 2012, ông Trần Đình Khương bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ông Khương chính là người thực hiện chứng thực các giấy ủy quyền mà Sở Tư pháp tỉnh Đồng ...

    Thông tin mới vụ Giám đốc Agribank (Chi nhánh Bình Phước) bị tố cáo: Sắp công bố kết quả xác minh đối với ông Nguyễn Anh Đức

    Liên quan đến vụ ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Agribank - Chi nhánh Bình Phước bị tố cáo có nhiều dấu hiệu sai phạm, ngày 07/11, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trung Kiên, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện khu vực ...

    Vụ người chết vẫn ký giấy ủy quyền: Xác định nhiều vi phạm của Văn phòng Công chứng Trần Đình Khương

    Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của Văn phòng Công chứng Trần Đình Khương đồng thời cho biết sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

    Đồng Nai: Người chết vẫn ký giấy ủy quyền

    Hàng loạt giấy ủy quyền có dấu hiệu giả mạo chữ ký, được chứng thực bởi Văn phòng Công chứng Trần Đình Khương (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Thậm chí, có giấy ủy quyền có chữ ký của người đã chết từ 13 năm ...

    Khổ sở 20 năm đòi tiền bồi thường đất bị thu hồi xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm

    Hơn 20 năm nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND quận 2 (nay là TP Thủ Đức) đã có quyết định bồi thường, thế nhưng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng không chi trả tiền ...

    TPHCM: Công bố danh sách các cơ sở karaoke, vũ trường, quán bar bị đình chỉ và tạm đình chỉ hoạt động

    Thông tin từ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TPHCM vừa công bố danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm an toàn PCCC và ...

    Đồng Nai: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thiết bị PCCC vi phạm

    Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai đã phát hiện cả 4 cơ sở kinh doanh các thiết bị phòng cháy chữa cháy trên địa bàn TP Biên Hoà có dấu hiệu vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh ...

    Cần Thơ: Nhiều nơi đầy rác khi công tác đấu thầu chưa được làm rõ

    Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã ban hành văn bản chỉ đạo rà soát công tác đấu thầu thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn sau khi có doanh nghiệp kiến nghị. Tuy nhiên, đến nay các quận, huyện vẫn chưa thực hiện ...

    Cần Thơ: Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây bị “tuýt còi” vì quảng cáo sai sự thật

    Ngày 29/9, ông Mai Như Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ cho biết đã có văn bản yêu cầu Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây chấm dứt tình trạng quảng cáo sai quy định liên ...

    TP Phú Quốc: Chiêu trò “phù phép" biến đường bê tông thành đường đất của đầu nậu phân lô

    Khu đất nông nghiệp bị phân thành nhiều lô trái quy định, làm hạ tầng rồi sau đó đường bê tông biến mất bởi chiêu trò "phù phép" rất tinh vi của đầu nậu phân lô đất nông nghiệp.