Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu khiến thị trường Đông Nam Á lo ngại

Nguy cơ suy thoái kinh tế tại châu Âu và Mỹ đang là điều được quan tâm sâu sắc tại Đông Nam Á, bởi đây là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế ASEAN vẫn có nhiều cơ hội để hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái này.

Những nguy cơ khi châu Âu suy thoái

Theo các chuyên gia kinh tế, Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Lạm phát cũng đang gia tăng nhanh chóng tại hầu hết các quốc gia thành viên. 

Công ty Tài chính JPMorgan Chase (Mỹ) dự báo nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể giảm 2% trong quý IV. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều coi EU là một trong bốn đối tác thương mại lớn nhất của mình và “nín thở” theo dõi những diễn biến tại châu Âu. 

Chuyên gia kinh tế Tamara Henderson nhận định một cuộc suy thoái tại EU sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, du lịch và đầu tư của ASEAN. Những lĩnh vực này của ASEAN có thể ghi nhận sự suy yếu trong nửa cuối năm 2022. 

Ảnh minh hoạ 

Số liệu thống kê của EU cho thấy các nước ASEAN đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 136 tỷ euro sang EU trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 120 tỷ euro trong năm 2020. Ngược lại, các quốc gia EU chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư vào khu vực ASEAN trong năm ngoái. 

Du khách đến từ châu Âu chỉ chiếm khoảng 5% tổng số du khách đến khối ASEAN vào năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhóm du khách này lại có xu hướng chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch từ các nước ASEAN khác hoặc từ Trung Quốc. 

Trong tháng 7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm nay. Theo đó, triển vọng tăng trưởng khu vực xuống còn 4,6% là mức thấp hơn 5,2% so với dự báo của ADB hồi tháng 4. 

Ngân hàng này cũng nâng dự báo lạm phát trong khu vực lên 4,2% trong năm nay, so với dự báo trước đây là 3,7% trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu cao hơn. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu một cuộc suy thoái của EU kết hợp với một cuộc suy thoái tương tự ở Mỹ vào cuối năm nay.

Theo Maybank IBG Research, những nền kinh tế ASEAN thiên về xuất khẩu sẽ là những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề hơn nếu Mỹ rơi vào suy thoái. Dù không rơi vào tình trạng khó khăn sau những lần suy thoái kinh tế trước đây của Mỹ, nhưng mối tương quan giữa Việt Nam với nền kinh tế Mỹ đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

Với quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Singapore thì bất kể một trận “sóng xung kích” ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ gây hiệu ứng lan tỏa lên toàn đất nước này. Dù vậy, Singapore được cho là không rơi vào khủng hoảng kinh tế trong năm nay hoặc năm sau. Ngoài ra, Thái Lan, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch cũng được dự báo sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. 

Cơ hội cho các nền kinh tế ASEAN

Theo giới chuyên gia, các nền kinh tế ASEAN vẫn có nhiều cơ hội để hạn chế tác động tiêu cực từ những cuộc suy thoái ở Mỹ và châu Âu nhờ hai động lực chính: các nguồn lực nội địa và quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đặc biệt, các quốc gia Đông Nam Á đang trải qua giai đoạn bùng nổ về nhu cầu nội địa khi nền kinh tế đã mở cửa hoàn toàn sau đại dịch. 

Mặt khác, một số nước ASEAN thậm chí có thể hưởng lợi từ những khó khăn đang xảy ra tại châu Âu. Điển hình như Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ ghi nhận nhu cầu xuất khẩu năng lượng cao trong mùa đông tới, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt. 

Suy thoái kinh tế của EU có thể khiến nhiều doanh nghiệp lớn từ khối này cân nhắc đầu tư và chuyển đến ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Các thương hiệu châu Âu đang dần tìm thấy cơ hội phát triển mới bằng cách đầu tư vào một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Ảnh minh hoạ 

Bên cạnh đó, Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN, cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các các quốc gia trong khu vực hạn chế tác động tiêu cực từ các cú sốc kinh tế tại Mỹ và châu Âu. Về lĩnh vực thương mại, trong năm ngoái, số lượng hàng hóa các nước ASEAN nhập khẩu từ EU chưa bằng 1/5 tổng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Do vậy, việc gia tăng thương mại với nền kinh tế số 1 châu Á có thể phần nào bù đắp cho bất kỳ sự suy giảm thương mại nào với EU. Tuy vậy, trong trường hợp Mỹ đối mặt với cuộc suy thoái, việc Singapore có đối mặt với nguy cơ suy thoái hay không phụ thuộc vào tốc độ mở cửa lại nền kinh tế của Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Tương tự, việc du khách Trung Quốc không đến ASEAN kể từ khi đại dịch bùng phát đã khiến Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn hơn nữa.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    3 cách để trụ vững và kiếm tiền trong "cơn bão" lãi suất

    Theo Công ty Tài chính JPMorgan Chase, quý III hiện là quý chứng kiến các Ngân hàng Trung ương lớn tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1980 và mọi chuyện có thể chưa dừng ở đó. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng ...

    Steve Forbes chỉ ra phương pháp đối phó lạm phát mà không gây ra suy thoái

    Giới đầu tư và các nhà quan sát lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái sau một loạt quyết định tăng mạnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương các nước. Theo Steve Forbes, các nước đang tập trung vào việc ...

    Tổng Giám đốc Microsoft 365: Những điều nhà quản lý nên làm để giữ chân nhân tài

    Báo cáo của Microsoft cho thấy phần lớn nhân viên thuộc thế hệ gen Z sẵn sàng nghỉ việc nếu công ty không đáp ứng các nhu cầu của họ. Những người lao động trẻ đang tìm kiếm cơ hội phát triển trong công ty ...

    Triệu phú tự thân 37 tuổi: Đừng nghỉ hưu sớm trước khi cân nhắc kỹ 2 điều này

    Chuyên gia Grant Sabatier khuyên mọi người không nên nghỉ hưu sớm nếu chưa xác định được những điều mình muốn làm sau khi nghỉ việc. Ngoài ra, giấc mơ về một cuộc sống vô lo vô nghĩ sẽ không thể thành hiện thực nếu ...

    Những nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc có nguy cơ suy giảm sâu hơn năm 2020

    Giới chuyên gia dự báo, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay, nếu như vậy, đây là năm tăng trưởng yếu thứ hai trong vòng hơn bốn thập kỷ qua của quốc gia này. Điều này đang trở thành mối quan tâm của ...

    World Bank cảnh báo nền kinh tế toàn cầu khó thoát suy thoái trong năm 2023

    Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu rất có thể đang dần tiến tới một cuộc suy thoái. Nguyên nhân được nhận định là do làn sóng các Ngân hàng Trung ương “mạnh tay” thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng ...

    Những cổ phiếu công nghệ "hút tiền" dưới góc nhìn các quỹ phòng hộ

    Quỹ phòng hộ là một quỹ đầu tư được lập ra với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo ra lợi nhuận tích cực ở cả khi thị trường lên và xuống. Theo ...

    Văn hoá doanh nghiệp - Yếu tố thể hiện tinh thần doanh nghiệp

    Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá là nền tảng tinh thần, mục tiêu điều tiết các mối quan hệ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu, tao ...

    Chuyên gia chỉ ra 3 lý do Fed nâng lãi suất không làm “hạ nhiệt” lạm phát

    Các quan chức Fed có khả năng sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm 0,5 hay 0,75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo trong tháng 9. Nhà kinh tế học - Giáo sư Joseph Stiglitz cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ ...

    Cơ hội của Việt Nam khi Apple, Google dịch chuyển khỏi Trung Quốc

    Google và Apple đang chuẩn bị ra mắt những dòng điện thoại thông minh mới của mình, tuy nhiên, một số sản phẩm này đã không còn được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều ông lớn công nghệ đã dần hoàn tất quá trình chuyển ...

    Comprar Cialis Acquista Cialis