Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Chuyên gia chỉ ra 3 lý do Fed nâng lãi suất không làm “hạ nhiệt” lạm phát

Các quan chức Fed có khả năng sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm 0,5 hay 0,75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo trong tháng 9. Nhà kinh tế học - Giáo sư Joseph Stiglitz cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ không giúp kiềm chế lạm phát mà sẽ làm cho tình hình thêm xấu đi.

Những nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm hai quý liên tiếp nhưng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát. Vừa qua, tại hội nghị Ngân hàng Trung ương ở Jackson Hole (Mỹ) Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell có bài phát biểu vỏn vẹn 8 phút với thông điệp chính: cơ quan này sẽ không từ bỏ kiềm chế lạm phát để đổi lấy tăng trưởng. 

Chứng khoán Mỹ "khủng hoảng" sau bài phát biểu của ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Ông Powell lưu ý rằng FED không chỉ quan tâm tới số liệu của một hoặc hai tháng. Họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát tiến đến cột mốc 2% về dài hạn. Đồng thời, phát đi cảnh báo rõ ràng rằng việc Fed tiếp tục siết chặt tín dụng sẽ gây tổn thương cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp vì lãi suất cao hơn tiếp tục khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp. 

Các quan chức Fed có khả năng sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm 0,5 hoặc 0,75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo từ ngày 20/9 đến 21/9. Phát biểu của ông Powell đã gây chấn động thị trường chứng khoán New York khiến cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh từ 3% giá trị trở lên. 

Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel, Giáo sư Joseph Stiglitz nhận định, chính sách tiền tệ theo lý thuyết thông thường này chỉ làm áp lực lạm phát thêm lớn hơn. Ông lo ngại Fed có thể nâng lãi suất lên quá cao, quá nhanh và quá xa. 

Giáo sư Stiglitz đồng ý việc lãi suất cần phải được điều chỉnh từ mức gần 0 trong nhiều năm lên các mức cao hơn trong điều kiện mới. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra ba lý do giải thích cho việc Fed tăng mạnh lãi suất có thể dẫn tới lạm phát cao hơn. 

Thứ nhất, vị giáo sư này cho rằng, tại Mỹ, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát hiện nay là các vấn đề đứt gãy nguồn cung. Giá dầu thô và lương thực đều lên cao, thậm chí nảy sinh tình trạng thiếu hụt sữa công thức cho trẻ sơ sinh, nguyên nhân đều là các vấn đề từ phía nguồn cung. 

Ông khẳng định, nâng lãi suất không đem lại nhiều dầu thô, nhiều thực phẩm hơn khiến cho việc giảm giá xăng dầu và lương thực trở nên khó khăn. Rủi ro thực sự ở đây là lãi suất cao sẽ làm cho tình hình càng thêm tồi tệ. Ông cho rằng, nước Mỹ cần phải đầu tư vào những lĩnh vực đang chịu nút thắt về nguồn cung và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, lãi suất cao khiến cho hoạt động đầu tư này khó khăn hơn. 

Thứ hai, theo Giáo sư Joseph Stiglitz, biên lợi nhuận của các tập đoàn lớn đang tăng lên theo chi phí đầu vào. Các tập đoàn lớn không chỉ chuyển chi phí tăng lên cho người tiêu dùng mà còn tăng giá lên cao hơn nữa. Có một lý thuyết rõ ràng đã chỉ ra rằng khi lãi suất tăng, các doanh nghiệp ngày nay sẽ tận dụng cơ hội để nâng giá nhiều hơn. Do đó, nâng lãi suất trong các thị trường không cạnh tranh sẽ dẫn tới lạm phát còn cao hơn.

Ảnh minh hoạ 

Nguyên nhân cuối cùng là nguy cơ giá nhà ở đi lên theo lãi suất, mà chi phí nhà ở (bao gồm tiền thuê nhà và tiền trả lãi vay mua nhà hàng tháng) lại là một cấu phần chiếm tới 1/3 trọng số khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát tại Mỹ hiện nay đang ở vùng đỉnh 40 năm một phần là do chi phí nhà ở lên cao.

Khi lãi suất đi lên, tác động lập tức được phản ánh vào giá thuê nhà. Từ đầu năm đến nay, Fed đã tăng lãi suất thêm 225 điểm cơ bản trong 4 lần liên tiếp. Trong tháng 6 cũng như tháng 7, Ngân hàng Trung ương Mỹ đều tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. 

Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell gần đây cho thấy, cơ quan này sẽ tăng mạnh lãi suất cho đến khi lạm phát rõ ràng đã được kiểm soát và sẽ không sớm đảo chiều chính sách như một số nhà đầu tư kỳ vọng. Chủ tịch Fed tuyên bố sẽ không nới lỏng quá sớm, cảnh báo “đau đớn” trong nỗ lực chế ngự lạm phát

Ông Powell cũng thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chậm lại và thị trường lao động sẽ suy yếu nhưng đây là những cái giá “đau đớn” mà Mỹ phải trả để bình ổn giá cả. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra thêm 315.000 việc làm trong tháng 8 bất chấp GDP suy giảm trong cả hai quý đầu năm.

Giáo sư Joseph Stiglitz cho rằng số liệu này không thể hiện sự mạnh mẽ của thị trường lao động như nhiều người lầm tưởng. Bởi một chỉ báo quan trọng mà mọi người không để ý tới là tiền lương thực tế. Trong điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ, tiền lương thực tế sẽ đi lên. Hiện nay, tiền lương thực tế đang giảm dù đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, đây là dấu hiệu đáng lo ngại.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    3 cách để trụ vững và kiếm tiền trong "cơn bão" lãi suất

    Theo Công ty Tài chính JPMorgan Chase, quý III hiện là quý chứng kiến các Ngân hàng Trung ương lớn tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1980 và mọi chuyện có thể chưa dừng ở đó. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng ...

    Steve Forbes chỉ ra phương pháp đối phó lạm phát mà không gây ra suy thoái

    Giới đầu tư và các nhà quan sát lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái sau một loạt quyết định tăng mạnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương các nước. Theo Steve Forbes, các nước đang tập trung vào việc ...

    Tổng Giám đốc Microsoft 365: Những điều nhà quản lý nên làm để giữ chân nhân tài

    Báo cáo của Microsoft cho thấy phần lớn nhân viên thuộc thế hệ gen Z sẵn sàng nghỉ việc nếu công ty không đáp ứng các nhu cầu của họ. Những người lao động trẻ đang tìm kiếm cơ hội phát triển trong công ty ...

    Triệu phú tự thân 37 tuổi: Đừng nghỉ hưu sớm trước khi cân nhắc kỹ 2 điều này

    Chuyên gia Grant Sabatier khuyên mọi người không nên nghỉ hưu sớm nếu chưa xác định được những điều mình muốn làm sau khi nghỉ việc. Ngoài ra, giấc mơ về một cuộc sống vô lo vô nghĩ sẽ không thể thành hiện thực nếu ...

    Những nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc có nguy cơ suy giảm sâu hơn năm 2020

    Giới chuyên gia dự báo, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay, nếu như vậy, đây là năm tăng trưởng yếu thứ hai trong vòng hơn bốn thập kỷ qua của quốc gia này. Điều này đang trở thành mối quan tâm của ...

    Kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu khiến thị trường Đông Nam Á lo ngại

    Nguy cơ suy thoái kinh tế tại châu Âu và Mỹ đang là điều được quan tâm sâu sắc tại Đông Nam Á, bởi đây là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, ...

    World Bank cảnh báo nền kinh tế toàn cầu khó thoát suy thoái trong năm 2023

    Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu rất có thể đang dần tiến tới một cuộc suy thoái. Nguyên nhân được nhận định là do làn sóng các Ngân hàng Trung ương “mạnh tay” thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng ...

    Những cổ phiếu công nghệ "hút tiền" dưới góc nhìn các quỹ phòng hộ

    Quỹ phòng hộ là một quỹ đầu tư được lập ra với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo ra lợi nhuận tích cực ở cả khi thị trường lên và xuống. Theo ...

    Văn hoá doanh nghiệp - Yếu tố thể hiện tinh thần doanh nghiệp

    Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá là nền tảng tinh thần, mục tiêu điều tiết các mối quan hệ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu, tao ...

    Cơ hội của Việt Nam khi Apple, Google dịch chuyển khỏi Trung Quốc

    Google và Apple đang chuẩn bị ra mắt những dòng điện thoại thông minh mới của mình, tuy nhiên, một số sản phẩm này đã không còn được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều ông lớn công nghệ đã dần hoàn tất quá trình chuyển ...