Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Thách thức của các Ngân hàng Trung ương châu Á khi Fed tăng lãi suất

Ngày 27/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra bước nhảy lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm. Động thái này đè nặng lên các Ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Á, buộc họ phải tăng tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ hoặc đối mặt nguy cơ dòng vốn tháo chạy và đồng nội tệ suy yếu hơn nữa.

Tấm “đệm đỡ” thu hẹp

Giới phân tích nhận định đợt tăng lãi suất mới của Mỹ sẽ gây ra áp lực rất lớn buộc các NHTW ở châu Á phải đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Bởi nếu không làm như vậy, các nền kinh tế châu Á sẽ đối mặt với nguy cơ dòng vốn bị rút ra và đồng nội tệ giảm giá mạnh hơn.

Ảnh minh hoạ 

Những yếu tố khác cũng phát đi tín hiệu đáng ngại, bao gồm lãi suất sau khi đã trừ đi lạm phát và chênh lệch lợi suất của các trái phiếu trong khu vực so với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Nền kinh tế đang phải chịu nhiều áp lực nhất chính là Thái Lan, vì NHTW nước này đang giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục

Hàn Quốc và New Zealand, những nước đã sớm tăng lãi suất đang có được một vị thế tốt hơn, nhưng cũng không miễn nhiễm khỏi khó khăn. Mới đây Singapore và Philippines cũng vừa tăng lãi suất sau khi tổ chức những cuộc họp bất thường. 

Điều này cho thấy, các NHTW ở châu Á đang nghiêng về điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách vội vã, trong bối cảnh lạm phát gây ra những ảnh hưởng mạnh hơn dự kiến ban đầu. Nhiều áp lực đang gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở châu Á trong vấn đề bình thường hoá lãi suất.  

Khi Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, phần chênh lệch cao hơn giữa lãi suất cơ bản của phần lớn các nước châu Á với lãi suất của Fed được coi là “tấm nệm đỡ” về lãi suất cho các nền kinh tế khu vực này sẽ giảm đi. Điển hình như khoảng cách giữa lãi suất cơ bản của Indonesia và Mỹ đã bị thu hẹp xuống chỉ còn 1 điểm phần trăm, giảm mạnh so với mức 3,3 điểm phần trăm trung bình 5 năm gần đây.

Chênh lệch lãi suất bị thu hẹp khiến dòng vốn bị rút ròng ra khỏi thị trường trái phiếu của Thái Lan, Indonesia và Malaysia kể từ đầu tháng 6.

Đối với các NHTW đã nhanh chân hơn trong việc tăng lãi suất như Australia và Hàn Quốc, khoảng cách gần bằng 0. New Zealand là nước duy nhất vẫn có chênh lệch lãi suất lớn hơn so với mức trung bình 5 năm.

Trong trường hợp của Thái Lan, độ lệch chuẩn là 4. Chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp với Mỹ đã dẫn tới sự thoái vốn ròng khỏi thị trường trái phiếu Thái Lan, Indonesia và Malaysia từ tháng 6 đến nay. 

Tác động lạm phát 

Ảnh minh hoạ 

Mặc dù, một số NHTW ở khu vực châu Á đã quyết liệt trong việc kìm tốc độ leo thang của giá cả, nhưng lãi suất cơ bản của các nước này hiện vẫn đang thấp hơn mức bình quân của 5 năm, thậm chí nhiều nền kinh tế còn đang trong trạng thái âm. Lạm phát đang ở mức cao nhất 23 năm ở Hàn Quốc, 21 năm ở Australia và 14 năm ở Thái Lan. 

Đây có thể chưa phải điều tồi tệ nhất, vì giá hàng hoá cơ bản tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục đẩy chi phí nhập khẩu lên. Ở chiều ngược lại, lạm phát tại Ấn Độ đã bắt đầu hạ nhiệt do mùa mưa đến giúp ích cho ngành nông nghiệp. Áp lực tăng lãi suất cũng vì thế mà giảm theo. 

Trái phiếu châu Á suy giảm 

Từ mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu châu Á và trái phiếu Mỹ có thể thấy sức hút của trái phiếu phát hành từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đang ở mức thấp. Lợi suất trái phiếu chính phủ Malaysia kỳ hạn 10 năm đang lệch chuẩn hơn 1 độ so với tiêu chuẩn là mức bình quân 5 năm.

Bên cạnh đó, chênh lệch so với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đang giảm dần đối với trái phiếu của các nước Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Bởi vậy, ngân hàng trung ương tại các nước này có thể cần phải đẩy nhanh thắt chặt để kéo lợi suất trái phiếu lên, ngăn dòng vốn chảy đi và giảm bớt áp lực đối với tỷ giá đồng nội tệ.

Ảnh minh hoạ 

Trong một diễn biến khác, các quốc gia sớm tăng lãi suất nhanh như Hàn Quốc, New Zealand và Australia đã hỗ trợ cho lợi suất trái phiếu của họ, góp phần tạo ra chênh lệch lợi suất hấp dẫn hơn so với trái phiếu kho bạc Mỹ. 

Những thách thức này được liệt kê không bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc. Vì NHTW Nhật Bản (BOJ) vẫn tiếp tục theo đuổi cam kết lãi suất suất âm và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. Còn NHTW Trung Quốc (POBC) thì đang bơm mạnh thanh khoản để vực dậy nền kinh tế vì khủng hoảng địa ốc và “tác dụng phụ” của chính sách chống dịch Zero Covid.

 

Mai Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Giao dịch ngoại tệ online, nhận ưu đãi cực "high" cho doanh nghiệp

    Dịch vụ mua bán ngoại tệ trực tuyến của HDBank là giải pháp thiết thực, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình giao thương quốc tế.

    “Bà hoàng” cổ phiếu Cathie Wood dự báo Fed sẽ giảm lãi suất trong năm 2023

    Theo bà Cathie Wood, dữ liệu CPI tháng 7 có thể không đổi, hoặc tăng/giảm nhẹ, nhưng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới. Thị trường đang nhận được tất cả các tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang rất yếu. ...

    Những xu hướng cần chú ý trên thị trường tiền số nửa cuối 2022

    Bước sang nửa cuối năm 2022, lịch sử biến động cao của thị trường và các đồng tiền đã khiến cho việc dự đoán giá tiền điện tử trở nên khó khăn. Tuy nhiên, dựa trên sự phát triển thời gian qua, các chuyên gia ...

    Đại dịch đã định hình lại xu hướng đầu tư trên toàn cầu

    Thế giới đang dần bước vào trạng thái “bình thường mới”, những xu hướng đầu tư mới đang được hình thành và đẩy mạnh trong thời kỳ hậu đại dịch. Một trong số đó là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ những kênh ...

    5 loại tiền điện tử hàng đầu nên theo dõi trong tháng 8/2022

    Tính đến thời điểm ngày 28/7, thị trường tiền điện tử có 94/100 mã tăng điểm, đánh dấu mức hiệu suất hàng tháng tốt nhất kể từ tháng 3/2022. Với xu hướng tăng giá hiện tại trên thị trường, đây là 5 loại tiền điện ...

    AI trong ngành tài chính - ngân hàng: Ưu tiên hàng đầu năm 2022

    Trí tuệ nhân tạo (AI) vượt qua con người trong việc thu thập, phân tích dữ liệu xác định mô hình và đưa ra các dự đoán chính xác, từ đó nâng cao hiệu quả dịch vụ của các ngân hàng. Đây là một số ...

    HDBank liên tiếp vào Top đầu ngân hàng TMCP uy tín

    Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 và Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 chính thức được công bố hôm 03/08/2022 tại TPHCM.

    Rủi ro mức lợi suất 20% hàng năm trong hoạt động cho vay tiền điện tử

    Nhiều chuyên gia cho rằng thời kỳ “kiếm tiền dễ”, tức vay tiền tiền điện tử với lãi suất thấp trong khi lợi suất gửi cao, đã chấm dứt. Trước đó, các công ty cho vay tiền điện tử đã mời chào mức lợi nhuận ...

    Con đường đến hệ sinh thái Tài chính số của Việt Nam vào năm 2030

    Theo Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính, đến năm 2025, cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030, hệ sinh thái Tài ...

    Lợi nhuận HDBank 6 tháng đầu năm vượt 5.300 tỷ đồng, hoàn thành 54% kế hoạch năm, nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%.

    Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank – mã chứng khoán HDB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ và hoàn thành 54% kế hoạch năm. Thu ...