Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Ảnh hưởng của Đạo luật CHIPS đến ngành công nghiệp bán dẫn ở Mỹ và Trung Quốc

Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký ban hành Đạo luật CHIPS. Điều này tác động lớn đến ngành sản xuất chất bán dẫn của cả Mỹ và Trung Quốc.

Washington không ngừng tăng cường nỗ lực để kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, vốn đã phát triển dựa vào các thiết bị công nghệ nhập khẩu. Vào ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ​​sẽ ký ban hành Đạo luật CHIPS để trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ trong một nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc.

Theo đó dự luật sẽ cung cấp khoản trợ cấp 52 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu vi xử lý. Ngoài ra, các quy định cũng bao gồm một khoản tín dụng đầu tư cho các nhà máy chip trị giá 24 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Các nhà sản xuất chip hoan nghênh việc Washington thông qua dự luật để có thể nhận về nguồn tài chính lớn. Nhưng ở một diễn biến khác, việc chấp nhận các khoản trợ cấp có thể khiến các công ty bán dẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư vào Trung Quốc trong tương lai.

Đối với những gã khổng lồ về chip như Samsung Electronics và SK Hynix, các công ty sẽ bị hạn chế vận chuyển các công cụ công nghệ mới đến các chi nhánh tại Trung Quốc. Samsung và SK Hynix là những công ty kiểm soát hơn một nửa thị trường chip nhớ flash NAND toàn cầu. Ngoài ra, 2 công ty kể trên đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây để sản xuất những con chip quan trọng đối với khách hàng, bao gồm những gã khổng lồ công nghệ Apple, Amazon, chủ sở hữu Facebook Meta và Google.

Về phía mình, Trung Quốc đã phản ứng trước việc thông qua Đạo luật CHIPS bằng cách nói rằng họ kiên quyết chống lại các điều khoản hạn chế sự hợp tác "bình thường về khoa học công nghệ" giữa hai nước. Nhưng bất chấp những phản ứng có vẻ mạnh mẽ này, không nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ trả đũa ngay lập tức, do hiện tại quốc gia này vẫn phụ thuộc vào chất bán dẫn nhập khẩu từ nước ngoài.

Bên cạnh việc ban hành Đạo luật CHIPS, Washington cũng đang lên kế hoạch thành lập Liên minh Chip 4 - một quan hệ đối tác do Mỹ đứng đầu cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thậm chí, nhiều thông tin gần đây cho biết Mỹ đang cân nhắc lệnh cấm khâu vận chuyển thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các nhà máy sản xuất chip NAND tiên tiến ở Trung Quốc.

Một dòng chip do YMTC sản xuất

Nếu lệnh cấm được ban hành, các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Đơn cử như Công ty TNHH Công nghệ Bộ nhớ Dương Tử (YMTC), gã khổng lồ chip nhớ Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị sản xuất chip nhập khẩu bất chấp nỗ lực độc lập về công nghệ của đất nước.

Theo công ty nghiên cứu Yole Development, YMTC có thị phần toàn cầu đối với chip nhớ flash NAND là 5% vào năm ngoái và đang trên đà vượt qua 10% vào năm 2027. Các báo cáo truyền thông thậm chí còn chỉ ra rằng Washington đang thúc đẩy các quy định nghiêm ngặt hơn về xuất khẩu sang Trung Quốc bằng cách trang bị các thiết bị cần thiết để sản xuất chip từ 14 nanomet trở xuống. Động thái như vậy sẽ khiến nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) khó mở rộng sang lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến.

Cho đến nay, ngay cả trước khi Đạo luật CHIPS được ban hành, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã có dấu hiệu khởi sắc. Theo dữ liệu được cung cấp bởi cơ quan công nghiệp Semi, đơn đặt hàng thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tăng 58% vào năm 2021, trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm này trong năm thứ hai hoạt động.

Công bằng mà nói, các công ty Trung Quốc không phải là những công ty duy nhất thua lỗ. Công ty tư vấn và quản lý Boston Consulting Group (BCG) ước tính rằng các công ty Mỹ sẽ mất 18% thị phần toàn cầu và 37% doanh thu, dẫn đến hao hụt 15.000 đến 40.000 việc làm tay nghề cao trong nước.

Minh Đức

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Metaverse sẽ mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp

    Metaverse mang đến những cơ hội mới đầy triển vọng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để thay đổi các phương thức làm việc từ khâu tương tác khách hàng cho đến sản xuất, phân phối sản phẩm.

    6 xu hướng định hình tương lai của e-commerce

    Thị trường thương mại điện tử (e-commerce) vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ngày một đổi mới. Tương lai vốn khó đoán định nhưng nhờ vào một số dấu hiệu, phần nào đó mọi người có thể hình dung được về e-commerce ...

    v-commerce là tương lai của thương mại điện tử

    Ngày nay, ứng dụng 3D và công nghệ thực tế ảo (VR) phát triển ngày một nhanh chóng. Hai tiến bộ công nghệ tạo ra trải nghiệm mua sắm trên không gian ảo thương mại điện tử, hay còn được biết đến là v-commerce (thương ...

    Sự phát triển của an ninh mạng tại châu Á - Thái Bình Dương

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, việc tiếp cận thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp tiếp cận với nhiều thông tin có giá trị, các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng.

    Thực tế ảo thay đổi ngành bán lẻ

    Thực tế ảo đang định hình lại trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành bán lẻ sẽ tối ưu hóa hành trình trải nghiệm của các tín đồ mua sắm, đồng thời nâng tầm thương ...

    WP Engine mở rộng sang Singapore, giải quyết các vấn đề về hệ thống quản lý nội dung

    Ngày nay, nội dung kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo hệ thống quản lý nội dung của mình hoạt động liền mạch ...

    Đằng sau quyết định sa thải nhân viên của Shopee

    Việc sa thải số lượng lớn nhân viên ở mảng marketing và gaming cho thấy Shopee đang có những vấn đề nghiêm trọng. Khó khăn của nền tảng thương mại điện tử thuộc Sea Limited cần rất nhiều thời gian và nỗ lực để tháo ...

    Apple tăng giá bán các ứng dụng trên App Store tại Việt Nam

    Apple sẽ tăng giá ứng dụng phải trả phí trên App Store vào tháng tới. Quyết định này của táo khuyết được đưa ra nhằm đáp ứng quy định mới trong việc thu và nộp các loại thuế hiện hành tại Việt Nam.

    Shopee cắt giảm nhân sự

    Shopee đã sa thải hàng loạt nhân sự tại Trung Quốc từ ngày 19/9. Trong một tuyên bố, Shopee cho biết động thái trên nhằm “tối ưu hóa hiệu quả vận hành”.

    Google chuyển tiền nhầm địa chỉ

    Google vừa chuyển nhầm khoản tiền lớn cho một kỹ sư công nghệ. Đến nay, gã khổng lồ của Mỹ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu thu hồi.