Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Sau Fed, hàng loạt Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất

Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu thế giới, do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản mới đây của Fed, một loạt Ngân hàng Trung ương từ châu Á đến châu Âu đã có hành động tương tự.

Ngày 21/9, Fed đã công bố quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản, dao động trong biên độ từ 3-3,25% nhằm hạ nhiệt lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Về khả năng tăng lãi suất trong tương lai, các quan chức Fed đã nhấn mạnh mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm tại 2 cuộc họp còn lại trong năm nay. Các dự báo cũng cho thấy lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm tới, trước khi giảm xuống vào năm 2024. 

Ảnh minh hoạ 

Chiều 22/9, các Ngân hàng Trung ương Philippines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cơ bản lên 4,25%. Theo đó, lãi suất cơ bản của Philippines hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2019. Đồng thời, đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp Ngân hàng Trung ương Indonesia tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát và bình ổn đồng nội tệ.  

Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo nâng trần lãi suất huy động kỳ hạn 1-6 tháng từ 4% lên 5%, lãi suất tái cấp vốn từ 4% lên 5%. Lãi suất tái chiết khấu từ 2,5% lên 3,5% và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 5% lên 6%.

Tại châu Âu, một số Ngân hàng Trung ương cũng có bước đi tương tự. Ngân hàng Trung ương Na Uy thông báo tăng lãi suất từ 1,75% lên 2,25%, trong khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) thông báo điều chỉnh tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên mức 2,5%. 

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% lên 2,25%, nhằm kiểm soát tình hình lạm phát đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Đây là lần thứ 7 liên tiếp BoE tăng lãi suất nhằm tăng chi phí đi vay trong bối cảnh giá thực phẩm và năng lượng tăng cao dẫn đến cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tồi tệ nhất trong một thế hệ. 

Với quyết định này, lãi suất chuẩn của BoE đã lên mức cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên mức tăng được đánh giá là khiêm tốn hơn so với Fed và các Ngân hàng Trung ương khác. 

Tại Trung Đông, các quốc gia Vùng Vịnh như Saudi Arabia và Bahrain cùng thông báo nâng lãi suất chính sách thêm 75 điểm cơ bản (bps) giống như quyết định của Fed. Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho biết mức lãi suất mới tăng thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 22/9.

Kuwait, quốc gia neo đồng nội tệ dinar với rổ tiền tệ chính, đã tăng lãi suất chính thêm 25 điểm cơ bản lên 3%. Oman, thành viên còn lại của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh gồm sáu quốc gia, được cho là sẽ đưa ra động thái tương tự. 

Riêng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 22/9 thông báo vẫn duy trì mức lãi suất cực thấp, bất chất các nước trên thế giới đang chạy đua nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. BOJ đã cam kết giữ nguyên mức cũ là âm 0.1% đối với lãi suất ngắn hạn và 0% đối với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.  

Ảnh minh hoạ 

Tuy nhiên, Nhật Bản đã phải tuyên bố có động thái can thiệp, dùng dự trữ ngoại hối mua vào đồng yên để ngăn đà giảm của đồng tiền này trước USD. Đồng yên đã mất giá gần 20% trong năm nay, xuống mức thấp nhất trong 24 năm. Đây cũng là lần đầu tiên trong 24 năm, Nhật Bản thực hiện mua vào đồng yên để can thiệp tỷ giá. 

Tỷ giá đồng USD tăng bền bỉ giúp giảm bớt áp lực lạm phát ở Mỹ, nhưng lại làm gia tăng chi phí nhập khẩu đối với các quốc gia khác. Đây có thể là một nguyên nhân khiến Nhật Bản không thể tiếp tục “khoanh tay đứng nhìn” mà quyết định có cuộc can thiệp đầu tiên vào thị trường ngoại hối sau 23 năm. Một số nhà phân tích cho rằng những động thái tương tự có thể sắp xuất hiện.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, các ngân hàng trung ương cáo buộc lẫn nhau gây “chiến tranh tiền tệ” khiến đồng nội tệ mất giá nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. Cuộc chiến chống lại sự bùng nổ của lạm phát đang diễn ra ở nhiều quốc gia, nhưng phản ứng của Fed nổi bật hơn cả bởi vai trò toàn cầu của đồng USD và cả sự quyết liệt của Ngân hàng Trung ương Mỹ. 

Các động thái tăng lãi suất của Fed và các Ngân hàng Trung ương lớn khác là cơ sở cho các định chế quốc tế. Giới phân tích cảnh báo rằng lãi suất tăng của những đồng tiền như USD và Euro có thể khiến các điều kiện tài chính trên toàn cầu thắt chặt tới mức dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Thị trường tiền điện tử sẽ phải đón nhận thêm nhiều "cú sốc"

    Từ đầu năm đến nay, Bitcoin hầu như chìm trong sắc đỏ. Mới đây, đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa bitcoin đã "thủng đáy", có thời điểm trượt xuống dưới ngưỡng 18.500 USD/BTC. Nhiều đồng tiền điện tử khác cũng ...

    Các chính sách thắt chặt tiền tệ có thể sắp lên tới đỉnh điểm

    Chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu đang đẩy nền kinh tế thế giới tiến gần hơn đến bờ vực suy thoái. Giới chuyên gia dự báo căng thẳng thị trường sẽ lập đỉnh trong quý tới, buộc các Ngân hàng Trung ương ...

    Giai đoạn mới nguy hiểm của thị trường tài chính thế giới

    Suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần trở thành hiện thực trước ảnh hưởng tiêu cực từ việc Ngân hàng Trung ương nhiều nước mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Viễn cảnh đáng ngại với các quốc gia là dù nền kinh ...

    Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố có thể khiến đồng USD đảo chiều thời gian tới

    Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất khiến đồng USD tăng giá mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều nhà đầu tư mua dự trữ đồng bạc xanh. Do vậy, khi xu hướng đà tăng của đồng tiền này đảo ngược, thị trường ...

    Rủi ro từ sự suy giảm của hai đồng tiền quan trọng nhất châu Á

    Hai trong số các đồng tiền quan trọng nhất của khu vực là yên Nhật Bản và NDT của Trung Quốc đang lao dốc dưới sự tăng giá không ngừng của đồng USD. Do đó, giới quan sát đang cảnh báo rằng thị trường tài ...

    Những vấn đề quan trọng trên thị trường tiền tệ với các nền kinh tế mới nổi

    Xu hướng đồng bạc xanh mạnh lên, dòng vốn chảy ra đều đặn từ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chững lại đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. 3 biến động này ảnh hưởng đến cán cân ...

    Ảnh hưởng NIM các ngân hàng sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành

    Ngày 22/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh một số mức lãi suất. Sau quyết định này, giới phân tích cho rằng, NIM (biên lãi ròng) toàn ngành sẽ thu hẹp nhưng mức độ ...

    Singapore soán ngôi trung tâm tài chính hàng đầu châu Á của Hong Kong

    Trong bảng xếp hạng chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) vừa qua, Singapore đã vượt qua Hong Kong và trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và xếp thứ 3 trên thế giới. Hong Kong đã rơi xuống vị ...

    4 biến động quan trọng với thị trường tài chính toàn cầu

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, thể hiện quyết tâm khống chế lạm phát. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ suy yếu, cuộc bầu cử ở Italy, Thụy Điển tăng lãi suất và giá kim ...

    Việt Nam và Thái Lan là “điểm nóng” về giao dịch tiền điện tử tại ASEAN

    Theo Chainalysis, trong một năm qua, tổng giá trị giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam và Thái Lan đều ghi nhận vượt mức 100 tỷ USD. Con số này đưa hai quốc gia trở thành trung tâm giao dịch tiền điện tử hàng ...