Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Giai đoạn mới nguy hiểm của thị trường tài chính thế giới

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần trở thành hiện thực trước ảnh hưởng tiêu cực từ việc Ngân hàng Trung ương nhiều nước mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Viễn cảnh đáng ngại với các quốc gia là dù nền kinh tế toàn cầu có giảm tốc, đồng USD vẫn sẽ tiếp tục tăng giá không ngừng nghỉ.

Thị trường tài chính thế giới đang ngày càng tồi tệ hơn. Ở Anh, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt cùng lúc với đồng bảng Anh sụt giá, khiến Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phải đưa ra những quyết định kịp thời nhằm hạ nhiệt thị trường. 

Cụ thể, BoE đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% lên 2,25%, nhằm kiểm soát tình hình lạm phát đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Đây được đánh giá là mức tăng khiêm tốn hơn so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các nước khác. 

Ảnh minh hoạ 

Chi phí năng lượng và hàng hóa tăng cao buộc các hộ gia đình tại quốc gia này phải kiềm chế chi tiêu. Do đó, Chính phủ Anh đã lập tức có kế hoạch về việc áp mức trần hóa đơn năng lượng và gói hỗ trợ trị giá 150 tỷ bảng Anh (180 tỷ USD) nhằm giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp Anh vượt qua cuộc khủng hoảng giá năng lượng.

Tương tự, Chính phủ Nhật Bản cũng đã có động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối trong bối cảnh đồng yên đột ngột giảm giá. Đây là lần can thiệp đầu tiên trong 24 năm của Nhật Bản để hỗ trợ đồng nội tệ do chi phí nhập khẩu tăng đã kéo nền kinh tế đang đi xuống.

Mới đây, Trung Quốc đã thông báo nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với giao dịch ngoại hối, nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra. Nguyên nhân của những sự căng thẳng và hỗn loạn tài chính là xu hướng tăng giá chưa từng có của đồng USD và lãi suất toàn cầu. 

Mỗi quốc gia đều đang nỗ lực để hạn chế sự ảnh hưởng của thị trường tài chính nhưng hầu hết đều có chung một nhóm thách thức. Việc nền kinh tế Mỹ “khoẻ mạnh" hơn đã kéo theo việc hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều đang suy yếu đáng kể so với USD. 

Chỉ số US Dollar Index (Đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ của các hàng đầu thế giới) đã tăng 22% trong năm nay và neo ở mức cao nhất trong hai thập kỷ. Tình hình lạm phát kéo dài ở Mỹ và việc các Ngân hàng Trung ương đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ trong tuần trước đã khiến các thị trường trở nên nhạy cảm. 

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) lưu ý, hiện điều kiện tài chính đã thay đổi. BIS chỉ ra rằng thị trường đang phản ánh quyết tâm tăng lãi suất của các nhà hoạch định chính sách và thanh khoản trên thị trường trái phiếu Mỹ ngày một xấu đi. 

Sự căng thẳng cũng lan rộng ra những thị trường khác. Lợi suất trái phiếu rủi ro cao của Mỹ đã quay lại mức gần 9%, cao gần gấp đôi so với năm ngoái. Trái phiếu vừa đủ tiêu chuẩn để xếp hạng cấp đầu tư BBB đang trả lãi suất gần 6%, mức cao nhất trong vòng 13 năm. 

Cụm từ "biến động'' được xuất hiện hầu hết trong dự báo của Bộ Tài chính các quốc gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức hay nhà đầu tư. Những người tham gia thị trường bắt đầu xây dựng các phương án phòng vệ rủi ro và lập kế hoạch tương ứng. 

Ảnh minh hoạ 

Năm ngoái, ít có dự đoán rằng lạm phát hai chữ số sẽ tấn công nhiều nước trên thế giới. Nhưng điều kiện tài chính hiện đã biến đổi quá xa so với kỳ vọng. Khi thị trường hoạt động tồi tệ hơn mọi dự đoán trước đó, hàng loạt rủi ro xuất hiện khiến các nhà hoạch định chính sách đối mặt với những lựa chọn không mấy tích cực. 

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Hoa Kỳ, từ năm 1980 đến 2020, khi lạm phát tại các nước giàu vượt quá 5% thì trung bình phải mất đến 10 năm để trở lại mức 2%. Dự báo tăng trưởng toàn cầu cũng đang sụt giảm nhanh chóng. Tại báo cáo ngày 26/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng GDP toàn cầu sẽ chỉ tăng 3% trong năm nay, giảm 1,5 điểm % so với dự đoán từ tháng 12 năm ngoái. 

Đồng thời, OECD cũng dự kiến tăng trưởng thế giới năm 2023 sẽ chỉ còn 2,2%, cùng với đó là tình trạng giá hàng hóa trượt giá. Giá dầu thô Brent trở lại mức khoảng 85 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1. Giá đồng trên Sàn giao dịch Kim loại London đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng qua. 

Nền kinh tế toàn cầu chững lại sẽ khiến các doanh nghiệp bắt đầu hạ dự báo lợi nhuận như Công ty vận tải toàn cầu FedEx đã từng dự báo về sự sụt giảm về nhu cầu trên thế giới. Lãi suất tăng là cú giáng mạnh vào giá chứng khoán, do vậy, lợi nhuận các công ty cũng sẽ suy giảm.

Sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ không khiến USD suy yếu. Bởi nhà đầu tư thường cố gắng bám vào sự an toàn của đồng tiền dự trữ toàn cầu, vì thế USD thường có sẽ xu hướng tăng giá trong bối cảnh kinh tế suy yếu. Đây sẽ là viễn cảnh đáng ngại với các quốc gia và doanh nghiệp toàn cầu.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Nhu cầu quản lý tài sản tại Việt Nam tăng mạnh

    Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Allied Market Research, thị trường quản lý tài sản Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt 811,5 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc ...

    Tài sản của các tỷ phú Việt biến động mạnh khi thị trường chứng khoán sụt giảm

    Diễn biến kém tích cực của thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã tác động đến khối tài sản ròng của hàng loạt những tỷ phú Việt Nam. Trong đó, tài sản của các tỷ phú Việt hầu hết đều giảm sâu, thậm ...

    Nới biên độ tỷ giá là giải pháp giúp tỷ giá ổn định

    Theo TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, nới biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% là cần thiết. Tuy nhiên, sức ép tỷ giá còn rất lớn, doanh nghiệp cần sử dụng ...

    Tín hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc

    Trong tháng 9/2022, nhằm chống lại lạm phát, các Ngân hàng Trung ương lớn đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất với tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong 20 năm. Tuy nhiên, gần đây, một số dấu hiệu cho thấy chu ...

    3 xu hướng đầu tư sẽ "chiếm sóng" trong năm 2023-2024

    Bối cảnh đầu tư đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết và sở thích của nhà đầu tư liên tục thay đổi. Những tiến bộ công nghệ cho phép các nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư theo những cách mới.

    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SCB trước khi người dân ồ ạt rút tiền

    Theo Ngân hàng Nhà nước, ngày 7/10/2022, mạng xã hội xuất hiện một số thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng người dân rút tiền trước hạn. Theo ghi nhận ngày 8/10, tại trụ ...

    Lý do giới đầu tư toàn cầu lo sợ Credit Suisse phá sản

    Credit Suisse ra đời cách đây 166 năm, có ảnh hưởng lớn ở mảng ngân hàng đầu tư và là một trong những nhà băng hàng đầu thế giới về quản lý gia sản cho người giàu. Ngân hàng lớn thứ 2 Thuỵ Sĩ đang ...

    Thị trường tiền điện tử sẽ phải đón nhận thêm nhiều "cú sốc"

    Từ đầu năm đến nay, Bitcoin hầu như chìm trong sắc đỏ. Mới đây, đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa bitcoin đã "thủng đáy", có thời điểm trượt xuống dưới ngưỡng 18.500 USD/BTC. Nhiều đồng tiền điện tử khác cũng ...

    Các chính sách thắt chặt tiền tệ có thể sắp lên tới đỉnh điểm

    Chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu đang đẩy nền kinh tế thế giới tiến gần hơn đến bờ vực suy thoái. Giới chuyên gia dự báo căng thẳng thị trường sẽ lập đỉnh trong quý tới, buộc các Ngân hàng Trung ương ...

    Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố có thể khiến đồng USD đảo chiều thời gian tới

    Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất khiến đồng USD tăng giá mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều nhà đầu tư mua dự trữ đồng bạc xanh. Do vậy, khi xu hướng đà tăng của đồng tiền này đảo ngược, thị trường ...