Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Lý do khiến quỹ phòng hộ điện tử 3AC phá sản, kéo theo một chuỗi đầu tư sụp đổ

Việc nộp đơn phá sản từ Three Arrows Capital (3AC) đã gây ra một vòng xoáy đi xuống bao trùm lên nhiều nhà đầu tư tiền điện tử. Đáng nói, quỹ đầu tư 3AC thua lỗ nặng vì chiến lược vay nợ đầy rủi ro kéo các chủ nợ của quỹ cũng lao đao.

Sự sụp đổ của thị trường tiền mã hoá 

Vào tháng 3, Three Arrows Capital (3AC) vẫn đang quản lý khối tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD và là một trong những quỹ đầu cơ tiền mã hóa nổi bật nhất thế giới. Giờ đây, công ty đã phải tiến hành thủ tục phá sản do cú sốc kép từ việc thị trường tiền điện tử lao dốc và chiến lược giao dịch đặc biệt rủi ro xóa sạch tài sản khiến công ty không thể trả nợ cho người cho vay. 

Nhưng những rắc rối của 3AC có thể chỉ mới bắt đầu bởi công ty có một danh sách dài sàn giao dịch và các bên cho vay khác mà tiền của họ phụ thuộc vào khả năng tồn tại của hãng. Kể từ tháng 4, giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền mã hóa đã “bốc hơi” hơn 1.000 tỷ USD, dẫn đầu là sự trượt giá của bitcoin và ethereum - 2 đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới, khiến các nhà đầu tư đặt cược tập trung vào các công ty như 3AC chịu thiệt hại lớn. 

Ảnh minh hoạ 

Trước đó, báo cáo Sàn giao dịch tiền điện tử Blockchain.com cho thấy, sàn đang chịu thiệt hại khoản tiền 270 triệu USD do các khoản vay của 3AC. Trong khi đó, công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital cũng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi 3AC không thể trả khoản vay khoảng 670 triệu USD. Các công ty cho vay tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ là Genesis và BlockFi, nền tảng phái sinh tiền điện tử BitMEX và sàn giao dịch tiền điện tử FTX cũng đang báo cáo thua lỗ. 

Ông Nic Carter, đối tác tại Castle Island Ventures tập trung vào các khoản đầu tư blockchain, cho rằng tiền mặt đang bốc hơi hoặc bị rút về, những tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành được thắt chặt, các tổ chức cũng tăng cường kiểm tra năng lực thanh toán. Do đó, mọi người đang ồ ạt rút thanh khoản từ các nhà cho vay tiền điện tử.  

Chiến lược rủi ro khiến 3AC vỡ nợ 

Chiến lược kinh doanh của 3AC là vay tiền ồ ạt từ khắp nơi trong ngành, sau đó quay vòng vốn và đầu tư số tiền đó vào những dự án tiền mã hóa khác, thường là các dự án mới. Việc công ty tồn tại được một thập kỷ đã giúp hai người sáng lập Zhu Su và Kyle Davies trở thành thước đo uy tín trong một ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng được đông đảo người quan tâm này. Zhu cũng đồng tổ chức một podcast phổ biến về tiền điện tử. 

Theo Nik Bhatia, giáo sư Tài chính và Kinh tế kinh doanh tại Đại học Nam California, 3AC được cho là ông lớn trong ngành. Tuy nhiên, các luật sư đại diện cho các chủ nợ của 3AC tuyên bố rằng Zhu và Davies vẫn chưa hợp tác với họ theo bất kỳ cách nào. 

Sự sụp đổ của 3AC có thể bắt đầu từ thời điểm sụp đổ của Terra Luna và stablecoin TerraUSD. Đồng stablecoin TerraUSD có một nhiệm vụ là duy trì mức giá ổn định 1 USD. Kể từ khi ra mắt vào năm 2020, TerraUSD vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình và hiếm khi lệch khỏi mức giá 1 USD này. Điều đó khiến cho TerraUSD và các đồng stablecoin trở thành “hòn đảo ổn định” của các nhà đầu tư khi có bão, không lo sợ tài sản bị sụt giảm khi thị trường đi xuống.

Thế nhưng vừa qua, TerraUSD đã giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 0,23 USD. Sự sụp đổ của Luna và TerraUSD không chỉ khiến cho các nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền của mình, khiến cho giá Bitcoin sụt giảm, thị trường crypto lao dốc, mà còn phủ lên tương lai của thị trường này một màu đen tối. 

Truy tìm quân cờ domino đầu tiên rơi xuống 

Hoạt động của stablecoin TerraUSD dựa trên một hệ thống phức tạp, hứa hẹn giữ nguyên giá trị bất kể sự biến động của thị trường tiền mã hóa. Các nhà đầu tư đã được khuyến khích tham gia một nền tảng cho vay có tên là Anchor, với lợi suất hàng năm 20% trên lượng UST nắm giữ của họ. Trước đó, giới chuyên gia đã cảnh báo tỷ lệ này là không bền vững. 

Alkesh Shah, chiến lược gia tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử toàn cầu tại Bank of America, cho biết việc điều chỉnh tài sản rủi ro cùng với thanh khoản kém hơn đã làm lộ ra yếu điểm của các dự án hứa hẹn gửi tiền với lợi suất cao mà không bền vững. Điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của chúng, chẳng hạn như TerraUSD. Đà bán tháo điên cuồng do sự sụp đổ của UST và token LUNA đã khiến các nhà đầu tư mất 60 tỷ USD. 

Sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Đồng thời, Bhatia thuộc USC, người đã xuất bản cuốn sách về tiền tệ kỹ thuật số có tựa đề “Layered Money”, đã mô tả sự sụp đổ của thị trường tiền ảo như một chuỗi domino. Khi quân cờ đầu tiên rơi xuống sẽ dẫn đến một cơn ác mộng, một chuỗi đổ sụp kéo dài. Ông cho rằng sự sụp đổ của TerraUSD và Luna là quân cờ domino đầu tiên đổ xuống trong "chuỗi ác mộng dai dẳng của đòn bẩy và gian lận". 

3AC nói rằng họ đã đầu tư 200 triệu USD vào Luna. Tuy nhiên, các báo cáo khác trong ngành cho biết khoản đầu tư của quỹ là khoảng 560 triệu USD. Mặc dù vậy ngay cả khi lỗ, các nhà đầu tư cũng sẽ không còn gì khi dự án stablecoin thất bại. Cú rơi của UST đã làm rung chuyển ngành công nghiệp và đẩy nhanh đà giảm của những loại tiền mã hóa khác.

Những người cho 3AC vay đã yêu cầu hoàn lại tiền khi thực hiện lệnh gọi ký quỹ nhưng vốn quỹ không đủ khả năng đáp ứng. Nhiều đối tác của công ty không thể đáp ứng nhu cầu từ các nhà đầu tư, bao gồm cả các kênh bán lẻ đã được hứa hẹn lợi nhuận hàng năm là 20%.

Ông Bhatia khẳng định, người sáng lập 3AC không những không phòng ngừa rủi ro, mà còn làm bốc hơi hàng tỷ USD của các chủ nợ. Tác động tiêu cực sẽ lan tỏa đến mọi công ty nắm giữ nhiều tài sản rủi ro và đang bị suy yếu thanh khoản. Thêm vào đó, ngành công nghiệp tiền mã hóa cũng không có nhiều biện pháp bảo vệ nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư lẻ thậm chí không biết đến cuối cùng, khoản đầu tư của họ sẽ còn lại gì.

Tuần trước, ông Peter Smith, CEO Blockchain.com tuyên bố khách hàng của họ sẽ không bị ảnh hưởng vì sàn giao dịch của công ty vẫn đảm bảo tính thanh khoản và đủ năng lực thanh toán. Tuy nhiên, trước đó sàn Voyager cũng đã nói điều này sau đó nộp đơn phá sản chỉ trong vòng vài ngày. Khách hàng của Voyager Digital gần đây đã nhận được một email thông báo sẽ phải mất một thời gian nữa họ mới có thể truy cập vào tiền điện tử được giữ trong tài khoản của mình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của Voyager nói rằng họ không có nhiều lý do để lạc quan. 

Mai Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Những xu hướng cần chú ý trên thị trường tiền số nửa cuối 2022

    Bước sang nửa cuối năm 2022, lịch sử biến động cao của thị trường và các đồng tiền đã khiến cho việc dự đoán giá tiền điện tử trở nên khó khăn. Tuy nhiên, dựa trên sự phát triển thời gian qua, các chuyên gia ...

    Đại dịch đã định hình lại xu hướng đầu tư trên toàn cầu

    Thế giới đang dần bước vào trạng thái “bình thường mới”, những xu hướng đầu tư mới đang được hình thành và đẩy mạnh trong thời kỳ hậu đại dịch. Một trong số đó là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ những kênh ...

    5 loại tiền điện tử hàng đầu nên theo dõi trong tháng 8/2022

    Tính đến thời điểm ngày 28/7, thị trường tiền điện tử có 94/100 mã tăng điểm, đánh dấu mức hiệu suất hàng tháng tốt nhất kể từ tháng 3/2022. Với xu hướng tăng giá hiện tại trên thị trường, đây là 5 loại tiền điện ...

    AI trong ngành tài chính - ngân hàng: Ưu tiên hàng đầu năm 2022

    Trí tuệ nhân tạo (AI) vượt qua con người trong việc thu thập, phân tích dữ liệu xác định mô hình và đưa ra các dự đoán chính xác, từ đó nâng cao hiệu quả dịch vụ của các ngân hàng. Đây là một số ...

    HDBank liên tiếp vào Top đầu ngân hàng TMCP uy tín

    Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 và Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 chính thức được công bố hôm 03/08/2022 tại TPHCM.

    Rủi ro mức lợi suất 20% hàng năm trong hoạt động cho vay tiền điện tử

    Nhiều chuyên gia cho rằng thời kỳ “kiếm tiền dễ”, tức vay tiền tiền điện tử với lãi suất thấp trong khi lợi suất gửi cao, đã chấm dứt. Trước đó, các công ty cho vay tiền điện tử đã mời chào mức lợi nhuận ...

    Con đường đến hệ sinh thái Tài chính số của Việt Nam vào năm 2030

    Theo Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính, đến năm 2025, cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030, hệ sinh thái Tài ...

    Lợi nhuận HDBank 6 tháng đầu năm vượt 5.300 tỷ đồng, hoàn thành 54% kế hoạch năm, nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%.

    Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank – mã chứng khoán HDB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ và hoàn thành 54% kế hoạch năm. Thu ...

    Thách thức của các Ngân hàng Trung ương châu Á khi Fed tăng lãi suất

    Ngày 27/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra bước nhảy lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm. Động thái này đè nặng lên các Ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Á, buộc họ phải tăng tốc độ thắt chặt chính sách ...

    Morgan Stanley: Thị trường tăng vọt sau khi Fed tăng lãi suất là một "cái bẫy"

    Thị trường chứng khoán đang tương đối hỗn loạn và Morgan Stanley đã lập tức lên tiếng cảnh báo khách hàng về quãng đường “không bằng phẳng” phía trước. Công ty này cho rằng các nhà đầu tư nên tạm ngừng “đổ tiền” vào chứng ...

    casino-brain.com gk222 555rr plinko 3k777 plinko