Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Cuộc đua tiền điện tử của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu

Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất nuôi tham vọng tiền điện tử. Toàn cầu hóa, tài chính kỹ thuật số và nhu cầu tiếp cận tài chính tốt hơn đang thay đổi cách các Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành tiền tệ. Đặc biệt, khả năng sử dụng đồng tiền điện tử do NHTW phát hành làm phương tiện hội tụ.

Tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) là định dạng số của tiền tệ pháp định (fiat) do các NHTW phát hành. CBDC mang đặc điểm của cả hai loại tiền điện tử và tiền pháp định. Nó được phát hành bởi các NHTW nhưng lại sử dụng thuật toán tương tự như các loại tiền điện tử khác.

Theo một cuộc khảo sát do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) thực hiện, 90% NHTW được khảo sát đã bắt đầu triển khai các dự án đồng tiền điện tử CBDC. Trong đó, nhiều ngân hàng thể hiện sự quan tâm lớn đối với các CBDC bán lẻ.

Ảnh minh hoạ 

Đi đầu trong lĩnh vực CBDC là Bahama, quốc gia ra mắt tiền điện tử do NHTW phát hành từ tháng 10/2020. Phiên bản kỹ thuật số của đồng Bahamian Dollar (BSD) do Ngân hàng Trung ương Bahamas phát hành, tương tự tiền giấy và tiền xu, có thể truy cập qua ứng dụng di động hoặc thẻ thanh toán vật lý. 

Năm 2021, với việc ra mắt đồng tiền số eNaira, Nigeria là quốc gia đầu tiên tại châu Phi và là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành đồng tiền điện tử rộng rãi trong công chúng. Đồng tiền kỹ thuật số mới này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hoạt động trao đổi thương mại xuyên biên giới, mang lại nhiều giải pháp tài chính hơn cho những lao động làm việc trong các lĩnh vực không chính thức và tăng kiều hối. 

Tại châu Á, đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc mở cửa cho người dùng quốc tế tại Olympics mùa đông 2022. e-CNY là đồng tiền pháp định kỹ thuật số (CBDC) được hình thành từ năm 2014 và hiện đang trong quá trình phát triển bởi Viện nghiên cứu Tiền kỹ thuật số trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).

Đồng tiền này đang được thí điểm tại hơn 10 thành phố, tính đến cuối năm 2021, đã có hơn 260 triệu người mở tài khoản e-CNY và tổng giao dịch đạt gần 90 tỷ NDT, tương đương 14 tỷ USD. Du khách đến đây có thể tải ứng dụng ví điện tử e-CNY trên cửa hàng App Store và Google Play, hoặc giữ tiền trên thẻ vật lý, vòng đeo tay. 

Campuchia với dịch vụ chuyển tiền Bakong và các nước phía đông Caribe cũng nằm trong số những nước đi đầu về tiền điện tử. Với dự án Bakong, Campuchia kỳ vọng sẽ tạo nên một hệ thống tài chính toàn diện. Người dân Campuchia không cần có tài khoản ngân hàng để sử dụng đồng Bakong, họ chỉ cần tải ứng dụng Bakong về điện thoại di động là đã có thể nạp tiền, chi tiêu tại các cửa hàng hay chuyển tiền cho người thân. 

Tính đến tháng 11/2021, đồng tiền kỹ thuật số này đã vươn đến 7,9 triệu người dân Campuchia, tức gần một nửa dân số nước này, hiện là 16,7 triệu người. Tổng cộng có 6,8 triệu giao dịch trị giá chừng 2,9 tỷ USD thông qua đồng Bakong. Tiếp theo Campuchia, Lào là một quốc gia khác trong khu vực đang có tham vọng phát triển tiền số. 

Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy 86% trong số 65 NHTW được hỏi cho biết họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các NHTW bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.

Ảnh minh hoạ 

Tháng 7/2021, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã có bước đi đầu tiên hướng tới việc phát hành phiên bản số của đồng Euro. Cụ thể, Hội đồng Điều hành ECB đã chính thức cho phép tiến hành giai đoạn nghiên cứu dự án đồng Euro số, dự kiến kéo dài 2 năm và tiếp đó là 3 năm triển khai.

Nhiệm vụ chính của các NHTW là thiết kế và phát hành đơn vị tiền tệ quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi, thương mại và giao dịch. Những động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với các công cụ thanh toán điện tử và ứng phó với sự bùng nổ của tiền ảo trên toàn cầu. 

CBDC có sứ mệnh là mang đến cho người dân, doanh nghiệp an toàn tài chính, sự linh hoạt, thuận tiện và dễ dàng sử dụng ở bất kỳ đâu. CBDC giảm các chi phí duy trì hệ thống tài chính phức tạp, giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới.

Ngoài ra, CBDC cũng giảm nguy cơ khi mọi người sử dụng các loại tiền ảo phi tập trung như Bitcoin ngày nay. Những loại tiền này có tính biến động cao, liên tục thay đổi theo tình hình vĩ mô và tâm lý nhà đầu tư. Ngược lại, CBDC do nhà nước hỗ trợ và kiểm soát sẽ ổn định hơn. 

Với Việt Nam, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Một trong những nội dung được nhắc đến trong bản kế hoạch là Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Thị trường tiền điện tử sẽ phải đón nhận thêm nhiều "cú sốc"

    Từ đầu năm đến nay, Bitcoin hầu như chìm trong sắc đỏ. Mới đây, đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa bitcoin đã "thủng đáy", có thời điểm trượt xuống dưới ngưỡng 18.500 USD/BTC. Nhiều đồng tiền điện tử khác cũng ...

    Các chính sách thắt chặt tiền tệ có thể sắp lên tới đỉnh điểm

    Chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu đang đẩy nền kinh tế thế giới tiến gần hơn đến bờ vực suy thoái. Giới chuyên gia dự báo căng thẳng thị trường sẽ lập đỉnh trong quý tới, buộc các Ngân hàng Trung ương ...

    Giai đoạn mới nguy hiểm của thị trường tài chính thế giới

    Suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần trở thành hiện thực trước ảnh hưởng tiêu cực từ việc Ngân hàng Trung ương nhiều nước mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Viễn cảnh đáng ngại với các quốc gia là dù nền kinh ...

    Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố có thể khiến đồng USD đảo chiều thời gian tới

    Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất khiến đồng USD tăng giá mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều nhà đầu tư mua dự trữ đồng bạc xanh. Do vậy, khi xu hướng đà tăng của đồng tiền này đảo ngược, thị trường ...

    Rủi ro từ sự suy giảm của hai đồng tiền quan trọng nhất châu Á

    Hai trong số các đồng tiền quan trọng nhất của khu vực là yên Nhật Bản và NDT của Trung Quốc đang lao dốc dưới sự tăng giá không ngừng của đồng USD. Do đó, giới quan sát đang cảnh báo rằng thị trường tài ...

    Những vấn đề quan trọng trên thị trường tiền tệ với các nền kinh tế mới nổi

    Xu hướng đồng bạc xanh mạnh lên, dòng vốn chảy ra đều đặn từ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chững lại đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. 3 biến động này ảnh hưởng đến cán cân ...

    Ảnh hưởng NIM các ngân hàng sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành

    Ngày 22/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh một số mức lãi suất. Sau quyết định này, giới phân tích cho rằng, NIM (biên lãi ròng) toàn ngành sẽ thu hẹp nhưng mức độ ...

    Singapore soán ngôi trung tâm tài chính hàng đầu châu Á của Hong Kong

    Trong bảng xếp hạng chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) vừa qua, Singapore đã vượt qua Hong Kong và trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và xếp thứ 3 trên thế giới. Hong Kong đã rơi xuống vị ...

    4 biến động quan trọng với thị trường tài chính toàn cầu

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, thể hiện quyết tâm khống chế lạm phát. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ suy yếu, cuộc bầu cử ở Italy, Thụy Điển tăng lãi suất và giá kim ...

    Sau Fed, hàng loạt Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất

    Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu thế giới, do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản mới đây của ...

    casino-brain.com gk222 555rr plinko 3k777 plinko