Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Cà Mau: Những trái khoáy ở bến đò Cua Chệch Hậu

Bến đò khách Cua Chệch Hậu có từ lâu và do UBND xã quản lý khai thác thông qua việc đấu thầu, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng. Thế nhưng, Chủ tịch UBND xã tự ý cho phép một cá nhân lập bến mới cách bên cũ 20m, làm mất nguồn thu cho xã, gây bức xúc cho người dân.

Biến tài sản công thành tài sản tư nhân

Bến đò Cua Chệch Hậu là bến vượt kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu nối liền đường liên xã Định Bình - Hòa Tân - Hòa Thành (TP. Cà Mau) với Quốc lộ 1A, phục vụ cho việc chuyên chở xe máy và khách bộ hành của người dân trong 3 xã cũng như các xã giáp ranh của huyện Đầm Dơi. Bến đò này do UBND xã Định Bình quản lý khai thác. Lúc đầu bến đò đưa bằng xuồng chèo, UBND xã giải quyết cho một số hộ gia đình chính sách nghèo đưa rước khách để có tiền trang trãi cuộc sống.

Từ năm 2007, khi có đường bê tông, lượng khách qua lại ngày càng tăng, xã quản lý bến đò này dưới hình thức đấu thầu công khai 2 năm/lần. Với nguồn thu ổn định và không ngừng tăng lên, lần đấu thầu vào tháng 3/2017 ông Nguyễn Chí Quân (ngụ khóm 4, P.4, TP Cà Mau) trúng thầu với giá 107 triệu/tháng.

Tháng 7/2017, ông Đặng Văn Nam về nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND xã Định Bình. Ông Nam tự ý giảm giá cho ông Quân từ 107 triệu đồng/tháng xuống còn 70 triệu đồng/tháng. Khi ông Quân hết hợp đồng với xã nhưng ông Nam không tổ chức đấu thầu lại mà cho phép ông Quân tiếp tục khai thác thêm 2 năm. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã còn cho ông Quân nợ nhiều kỳ với số tiền gần 400 triệu đồng.

Chứng kiến những việc làm rất “lạ” của ông Nam, các cán bộ hưu trí đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy xã Định Bình có cuộc họp tiếp xúc để nêu lên những bất cập của bến đò. Thế nhưng, tại cuộc họp ông Nam không tiến hành lập biên bản mà chỉ nói chuyện và vấn đề bất cập của bến phà không được giải quyết.

Ngày 13/01/2020, Chủ tịch UBND xã Đặng Văn Nam đã có bút phê chấp thuận đơn xin di dời bến đò của ông Quân. Bến này chỉ cách bến cũ khoảng 20 mét. Điều đáng nói là bến đò mới mà ông Quân xin dời đến là của ông Quân tự lập, còn bến đò Cua Chệch Hậu là tài sản của UBND xã Định Bình sử dụng và khai thác.

Như vậy, rõ ràng là Chủ tịch UBND xã đã “bắt tay” với tư nhân nhằm hợp thức hóa mọi thủ tục để chuyển từ tài sản Nhà nước thành tài sản tư nhân cho ông Quân. Điều này làm xã mất đi vĩnh viễn bến phà, mất đi nguồn thu hơn 1 tỷ đồng/năm của xã. Đây là nguồn lợi của hơn 8 ngàn người dân xã Định Bình.

Bất chấp ý kiến chỉ đạo của cấp trên

Ngày 04/11/2020, đoàn công tác của HĐND tỉnh cùng các sở ban ngành tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn cùng đoàn của TP Cà Mau tiếp xúc cử tri tại xã Định Bình. Người dân đã có ý kiến nêu lên những bức xúc trước việc làm không phù hợp của Chủ tịch UND xã Đặng Văn Nam đối với bến đò. Sau khi đi khảo sát thực tế, ông Bí thư Tỉnh ủy có kết luận: Giao cho Chủ tịch UBND TP. Cà Mau kiểm tra nguồn gốc đất ở 2 đầu bến. Mặc khác, nhằm đảm bảo an toàn cho bến phà hoạt động nhất định phải di dời qua bến mới, tuy nhiên phải tạm ngưng đầu tư bến đò mới mà phải chờ đấu thầu và đầu tư đưa vào hoạt động đúng quy định. Thế nhưng ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy đã không được thực hiện nghiêm túc. Bến đò không được đưa ra đấu thầu, ông Quân vẫn tiếp tục xây dựng bến đò mới và đưa vào sử dụng khiến người dân vô cùng bức xúc.

Ngày 14/01/2021, UBND TP. Cà Mau có công văn số 63 trả lời đơn các cán bộ hưu trí với nội dung: Việc làm của ông Nam Chủ tịch và UBND xã không có điều gì sai.

Tờ trình của Nguyễn Chí Quân và Bút phê của Chủ tịch UBND xã Định Bình

Thế nhưng sau đó, tại Thông báo số 55/TB-UBND ngày 13/5/2022 của UBND TP Cà Mau (đều do Chủ tịch UBND TP. Cà Mau Lê Tuấn Hải ký) đã có kết luận khác. Cụ thể, về hợp đồng cho thuê bến giữa ông Nguyễn Chí Quân và UBND xã Định Bình về hình thức là không đảm bảo theo quy định; việc giảm giá là chưa đúng theo hợp đồng đã ký. Trong trường hợp này UBND xã Định Bình được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng… Đối với việc UBND xã ký hợp đồng thuê bến bãi, đây là vấn đề do lịch sử để lại, góp phần tăng thu ngân sách nhưng khi hết hạn hợp đồng UBND xã Định Bình không thực hiện đấu giá lại mà gia hạn hợp đồng, nếu có chủ trương xây dựng cầu thì vẫn phải thực hiện việc đấu thầu...

Từ những cơ sở trên, việc UBND xã không tổ chức đấu giá lại mà tiếp tục gia hạn hợp đồng là không đúng quy định hiện hành. Từ những sai sót trên, Chủ tịch UBND TP. Cà Mau xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, thông qua công văn này UBND TP. Cà Mau vô hình trung đã công nhận bến đò Cua Chệch Hậu là của ông Quân. Cụ thể việc dẫn giải các quy định hiện hành, thông báo số 55 cho rằng: “Bến khách Cua Chệch Hậu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho ông Quân, vị trí bến hiện tại thuộc quyền quản lý và sử dụng của cá nhân nên chỉ nộp thuế kinh doanh, không thuộc nộp tiền thuê bến bãi cho nhà nước như trước đây”.

Mặc khác thông báo số 55 còn cho rằng: bút phê vào đơn xin di dời bến phà của ông Quân ngày 13/01/2020 là không đúng đối tượng, theo quy định công bố lại hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, không thuộc thẩm quyền của ông Nam, Chủ tịch UBND xã Định Bình, việc ông Nam bút phê vào Tờ trình là theo yêu cầu của công dân. Nội dung tố cáo này là sai.

Bức xúc về nhận định này, ông Nguyễn Văn Nghiêm (cựu chiến binh) cho rằng, UBND TP. Cà Mau đã quên đi tính lô gich của sự việc nên mới kết luận như thế. Vì rằng nếu không có bút phê đồng ý của Chủ tịch UBND xã thì hàng loạt các thủ tục xin cấp phép bến mới của ông Quân sẽ không thể thực hiện.

Như vậy có thể thấy rằng từ bến khách thuộc quyền sở hữu của nhà nước có từ hàng chục năm nhưng ông Nam, Chủ tịch UBND xã đã tự mình hạ giá cho cá nhân thuê không qua đấu thầu, tự ý cho thiếu nợ và đỉnh điểm là bút phê vào đơn để ông Quân đủ điều kiện mở bến mới, biến tài sản công thành tài sản tư nhân.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, TP. Cà Mau cần sớm vào cuộc làm rõ trách nhiệm và xử lý những sai phạm trong việc chuyển đổi sở hữu bến đò Cua Chệch Hậu. Đó còn là việc làm thể hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách thiết thực nhất.

Cửu Long

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Thanh Hóa: Một xã “gánh” hơn 10 mỏ đá, người dân kêu cứu

    Không chỉ bị “tra tấn” bởi ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá, người dân ở 2 thôn Nam Thôn 1 và Nam Thôn 2, xã Hà Tân còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị đá văng ...

    TPHCM: “Dở khóc, dở cười” vì đứng tên làm đại diện pháp luật công ty giúp “sếp”

    Vì tin tưởng chỗ quen biết, đồng thời cũng là ông chủ mình. Anh Võ Quốc Việt (SN 1987, ngụ Long An) đã đồng ý đứng ra làm đại diện pháp luật cho 3 công ty của “sếp” mình. Sau khi nghỉ việc anh mới ...

    Hà Nội: Cần làm rõ việc Công ty Điện lực Cầu Giấy cung cấp điện cho một số hộ dân “3 không” tại phường Yên Hòa

    Người dân xây dựng nhà không phép trên đất nông nghiệp, đất không có GCNQSDĐ và đã bị thu hồi để giao doanh nghiệp… nhưng vẫn được Công ty Điện lực Cầu Giấy ký hợp đồng mua bán điện.

    Dự án chống sạt lở mới làm xong đã hỏng ở Thanh Hóa: Trách nhiệm thuộc về ai?

    Dự án chống sạt lở công sở xã Trung Thành và Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Trung Thành của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa tiêu tốn 37 tỷ đồng chưa bàn giao đã hư hỏng nghiêm trọng. Cơ quan chức ...

    Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập tại dự án Trung tâm thương mại Thái Dương

    Sau khi thu hồi đất từ năm 2006 đến nay, dự án vẫn “đắp chiếu”, còn chủ đầu tư thì nợ thuế, người bị thu hồi đất để làm dự án lại đang tiếp tục khởi kiện yêu cầu bồi thường theo giá thị trường.

    Bê bối Dự án NƠXH của Công ty An Nhân: Cận cảnh “khu dân cư” trong công trình xây dở

    Dù được triển khai từ nhiều năm nhưng tới nay dự án chỉ hoàn thành phần thô, người mua nhiều năm qua không được nhận nhà đã, một số đã liều vào ở ngay trong công trình.

    Hà Nội: Đang có “phiên bản tiếp theo của biệt thự sai phạm” tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy?

    UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, doanh nghiệp liên tục có kiến nghị, đề xuất nhưng đến giờ này hàng loạt công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất đã được giao cho doanh nghiệp ...

    Nam sinh lớp 12 rơi từ tầng 12 chung cư xuống đất tử vong ở Hà Nội

    Nạn nhân được xác định là Đ.T.A.H (đang học lớp 12) đã rơi từ tầng 12 xuống đất và tử vong được cho là đang ở với cô chú bên tòa nhà CT4A thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

    Bị bắt sau 24 năm trốn truy nã khi đang câu cá

    Đang mải câu cá, đối tượng trốn truy nã 24 năm bất ngờ bị trinh sát bắt giữ.

    Bị gián đoạn cuộc “mây mưa”, mẹ cùng bạn trai bạo hành con gái đến chết

    Một bé gái 3 tuổi chết vì những vết thương bất thường đã khiến cảnh sát quyết định vào cuộc điều tra.

    Comprar Cialis Acquista Cialis casino-brain.com CK222 gk222 555rr plinko 3k777 plinko