Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Triển vọng và xu hướng ngành F&B từ cuối năm 2022 đến 2023

F&B (kinh doanh thực phẩm và đồ uống) là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối với quá trình hồi sinh của F&B, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay.

Thị trường F&B Việt Nam  

Theo đánh giá từ Collier, Việt Nam là điểm đến đầu tư sáng giá cho F&B nếu so với với các nước láng giềng Đông Nam Á. Việt Nam có dân số trẻ, năng động, thông minh, thích ứng nhanh, đang gia tăng và ước tính đạt 105 triệu người vào năm 2030. 

Những thay đổi nhanh chóng trong hành vi mua sắm và cách chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch là sự phát triển chóng mặt của ngành thương mại điện tử và nhu cầu gia tăng về trải nghiệm đa kênh liền mạch, nhất quán khiến F&B đang là một trong những mảng bán lẻ thành công nhất ở Việt Nam. Ngày càng nhiều nhà hàng, quán ăn được mở ra, đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn của khách hàng. 

Ảnh minh hoạ 

Theo thống kê, ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021). Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu. 

Bên cạnh đó, mức chi tiêu của người dân cho các dịch vụ ăn uống cũng nằm ở mức cao với hơn 360 USD/Tháng. Đây là con số cao hơn so với các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia.

Giới chuyên gia dự báo, trong các quý tới, giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023. 

Đặc biệt, ngành F&B Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những dịch vụ ăn uống sẽ được mở cửa rộng rãi nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng. 

Xu hướng ngành F&B thời gian tới 

Hai năm diễn ra đại dịch Covid-19 đã gây những tác động nặng nề đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực F&B. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp với năng lực thích ứng linh hoạt đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế, cơ hội trong nguy nan và chuyển mình nhanh chóng để trụ vững qua sóng gió và phục hồi, phát triển sau đại dịch. 

Thời gian tới, hoạt động kinh doanh ngành F&B sẽ hướng đến giới trẻ. Dân số nước ở độ tuổi từ 16 – 30 hiện nay chiếm khoảng 25% tổng dân số cả nước. Với tỷ lệ dân số trẻ lớn, nguồn lực để phát triển, đem lại sự sáng tạo cho ngành F&B Việt Nam là vô cùng dồi dào. Đây là một nền tảng vững chắc để ngành F&B ngành càng vươn lên trong tương lai.

Bên cạnh đó, giới trẻ cũng là đối tượng khách hàng quan trọng bậc nhất của ngành F&B Việt Nam. Nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng quán ăn của giới trẻ không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo đánh giá, giới trẻ từ 15 – 25 tuổi đang là đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp F&B cần quan tâm nhiều nhất.  

Thực tế cho thấy rằng giới trẻ nước ta luôn sẵn sàng chi một khoản lớn cho các dịch vụ ăn uống. Đây cũng được coi là nhóm đối tượng hàng đầu của các địa điểm kinh doanh đồ ăn, thức uống. 

Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng đang dần hướng đến việc sử dụng nhiều hơn những sản phẩm tốt cho sức khỏe là một thị trường mà doanh nghiệp cần có quan tâm và phát triển. Người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để có thể yên về chất lượng của thức ăn, đồ uống mà mình sử dụng. 

Ảnh minh hoạ 

Cụ thể, các nhà sản xuất cung cấp thực phẩm và đồ uống có thể kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu có hoặc có các thành phần tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn kiêng, điển hình là chế độ ăn kiêng ít muối, không chứa gluten hoặc keto (chế độ ăn giảm giảm lượng carb). 

Đồng thời, khách hàng giờ đây đang quan tâm hơn đến những yếu tố về môi trường để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Do đó, ngành F&B thời gian tới sẽ tập trung vào những giá trị bền vững hơn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho những người trong ngành. Các công ty cần cẩn thận hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu, từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến việc đóng gói sản phẩm. 

Sự thay đổi của người tiêu dùng theo thói quen thanh toán hiện đại sẽ là một trong những xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển. Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán khi mua hàng đã dần trở nên phổ biến. 

Hiện nay, giới trẻ đã quen thuộc với việc thanh toán qua mã QR, qua ví điện tử trên điện thoại thông minh hoặc các loại thẻ thay vì sử dụng tiền mặt. Các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn, thức uống đang dần phải ứng dụng nhiều nền tảng tích hợp các phương thức thanh toán phù hợp với xu hướng của thế giới. Đây cũng là một lựa chọn khôn ngoan để tiếp cận với nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác nhau.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Chiến lược xây dựng thương hiệu tích hợp ESG

    ESG hiện là xu hướng toàn cầu mang tính chiến lược và cấp thiết cho hầu hết doanh nghiệp. Mặc dù phát triển bền vững không phải là một chủ đề mới, nhưng việc lồng ghép và tích hợp chính sách cũng như các tiêu ...

    Những nhân tố thu hút vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam

    Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn. ...

    3 xu hướng chi phối ngành bán lẻ trong năm tới

    Với sự thay đổi và biến động của thị trường bán lẻ, việc theo kịp các xu hướng mới nhất là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới đây là 3 xu hướng chính được dự báo sẽ ...

    Cơ hội của các nhà đầu tư trong xu thế lãi suất tăng

    Trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá lao thang, thanh khoản căng khiến lãi suất ngân hàng liên tục tăng và thiết lập mặt bằng cao hơn. Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất sẽ tác động tới thị trường chứng khoán ...

    Xu hướng kinh doanh được dự báo sẽ phát triển mạnh vào năm 2023

    Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều xu hướng kinh doanh mới hình thành và phát triển nhanh chóng trong sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, phần đông doanh nghiệp tập trung vào 3 xu hướng lớn: ưu ...

    Khởi đầu kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới

    Nhiều tháng qua, thị trường tài chính đã có những rối loạn và tín hiệu căng thẳng. Trong nền kinh tế thế giới, mỗi thị trường tài chính đều có những yếu tố riêng biệt nhưng tất cả đều đang phải đối mặt với một ...

    Ấn Độ, Đông Nam Á là thị trường khởi nghiệp "đáng đặt cược"

    Ấn Độ, Đông Nam Á hiện là một mảnh đất “màu mỡ” với các startup (công ty khởi nghiệp). Những nền tảng đắt giá như dân số đông, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển tại hai ...

    3 lo ngại của giới đầu tư toàn cầu khi chính sách tiền tệ thắt chặt

    Nỗ lực chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy tỷ giá đồng USD tăng vọt trong khi giá trái phiếu và cổ phiếu trên toàn cầu rơi vào một vòng xoáy sụt giảm. Biến động thị trường trên khắp ...

    Bitcoin và vàng không thể trở thành "rào chắn" lạm phát trong năm nay

    Thông thường, giới đầu tư cho rằng vàng và bitcoin nói chung đều có thể là rào chắn tốt trước lạm phát. Song, thực tế năm 2022 lại đang chứng minh điều đó là không đúng.

    "Bắt đáy" là chiến lược phản tác dụng khi thị trường biến động

    Giá dầu dự báo tăng trở lại trên 100 USD/thùng, tỷ giá chênh lệch, lạm phát gia tăng, nguy cơ suy thoái... Những biến động lớn đang tạo áp lực mạnh đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Một số nhà đầu tư cho biết ...

    Comprar Cialis Acquista Cialis