Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

"Bắt đáy" là chiến lược phản tác dụng khi thị trường biến động

Giá dầu dự báo tăng trở lại trên 100 USD/thùng, tỷ giá chênh lệch, lạm phát gia tăng, nguy cơ suy thoái... Những biến động lớn đang tạo áp lực mạnh đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Một số nhà đầu tư cho biết họ vẫn không rút tiền và đang thực hiện chiến lược mới trong thời kỳ biến động.

Các chuyên gia tại Wall Street Journal nhận định năm 2022 là năm tồi tệ nhất với chiến lược mua vào cổ phiếu khi thị trường chứng khoán giảm giá mạnh nhất kể từ những năm 1930. Tại Mỹ, mới đây, một đợt sụt giá trên thị trường chứng khoán khiến nhà đầu tư “bắt đáy” (Chiến lược đầu tư vào các loại tài sản vừa kết thúc một giai đoạn suy giảm) loay hoay. 

Theo đó, chứng khoán Mỹ ghi nhận một tháng và quý giao dịch tồi tệ, với Dow Jones lao dốc gần 9% trong tháng 9 khi số liệu mới nhất cho thấy lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt. Lần đầu tiên chỉ số này chạm dưới ngưỡng 29.000 điểm kể từ tháng 11/2020. 

Ảnh minh hoạ 

Tính chung trong tuần qua, cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm sâu. Chốt phiên giao dịch ngày 30/9, chỉ số Dow Jones đã giảm 500,10 điểm (tương ứng 1,71%) về còn 28.725,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite sụt 1,51% và khép phiên ở mức 10.575,62 điểm. 

Trong khi đó, S&P 500 hạ 1,51% xuống 3.585,62 điểm và chứng kiến tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Đà lao dốc kéo dài đang gây áp lực cho chiến lược đầu tư phổ biến là “bắt đáy”. 

Trước đó, chiến lược này vốn đã đạt được thành công lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính và đặc biệt là ở thời kỳ thị trường hồi phục mạnh mẽ hậu đại dịch. Thông thường, sau cơn bán tháo, các chỉ số lớn thường liên tục lập đỉnh, điều này khiến giới đầu tư kỳ vọng đợt sụt giảm nào cũng diễn ra trong thời gian ngắn và sau đó là thời điểm hấp dẫn để mua vào. 

Theo các nhà phân tích, nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã “bắt đáy” ngay cả khi các nhà đầu tư khác đang tổ chức rút tiền. Tâm lý tích cực này đóng vai trò quan trọng với diễn biến thị trường và nếu nó thay đổi phố Wall có thể biến động nhiều hơn. 

Tuy nhiên, trên thực tế, chiến lược đầu tư này đã đi ngược kỳ vọng trong suốt thời gian thị trường đi xuống kéo dài nhiều tháng qua. Đợt bán tháo tăng tốc vào tuần trước khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đồng loạt tăng lãi suất, dẫn đến biến động mạnh trên cả thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ. Sau các cú rung lắc của thị trường, giá cổ phiếu lao dốc khiến các nhà đầu tư hoảng loạn nhìn tài khoản bốc hơi.

Điều này diễn ra trong bối cảnh nhà đầu tư vốn đang gặp khó khăn trong bối cảnh lạm phát cao, xung đột Nga - Ukraine chưa chấm dứt. Những biến động liên tiếp đã gây tâm lý lo ngại cho nhiều nhà đầu tư khi họ chứng kiến danh mục sụt giá nhiều tuần liên tiếp. 

Theo Santi Tafarella, Giáo sư tại Trường Cao đẳng cộng đồng ở Lancaster (California), ông thực sự đã bị thị trường đánh bại. Thị trường không diễn ra như ông dự báo, giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc mạnh. 

Còn các nhà đầu tư khác cho biết, họ vẫn đang tiếp tục và chưa rút tiền khỏi chiến lược này, nỗ lực giữ ổn định và chú ý đến lợi nhuận dài hạn. Họ mua cổ phiếu và quỹ ETF (Quỹ hoán đổi danh mục) vào các phiên S&P 500 giảm điểm nhiều hơn so với những phiên tăng điểm. 

Ảnh minh hoạ 

Trong khi đó, các hộ gia đình Mỹ cũng đã đầu tư nhiều tiền hơn vào các quỹ tương hỗ định hướng cổ phiếu và ETF so với số tiền họ rút ra trong năm nay. Số liệu từ EPFR Global do Goldman Sachs phân tích cho thấy các quỹ của Mỹ đã đón nhận dòng vốn ròng 89 tỷ USD vào năm 2022. Điều này trái ngược với động thái rút tiền của nhiều nhà đầu tư tổ chức.

Song, phần lớn sự hứng khởi vốn bao trùm thị trường vào năm 2020 đã không còn. Cổ phiếu công nghệ đang rất “nhạy cảm” với lãi suất cao và có xu hướng giảm cực kỳ mạnh. Trong đó, hoạt động giao dịch trong ngày cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020. 

Theo Deutsche Bank, hoạt động của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đối với các quyền chọn mua giá tăng đã giảm xuống gần như thấp nhất trong 2 năm qua. Một số loại hình giao dịch theo động lượng (momentum) vốn bùng nổ trong 2 năm qua, nay mang đến những khoản lỗ lớn cho nhà đầu tư. 

Một yếu tố đang thay đổi chiến lược của một số nhà đầu tư đó là họ đã tìm thấy sự an toàn trong trái phiếu chính phủ. Lạm phát cao và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất đã khiến thị trường trái phiếu bị bán tháo, nhưng lợi suất đã lên mức cao nhất trong thập kỷ qua.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Triển vọng và xu hướng ngành F&B từ cuối năm 2022 đến 2023

    F&B (kinh doanh thực phẩm và đồ uống) là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối ...

    Chiến lược xây dựng thương hiệu tích hợp ESG

    ESG hiện là xu hướng toàn cầu mang tính chiến lược và cấp thiết cho hầu hết doanh nghiệp. Mặc dù phát triển bền vững không phải là một chủ đề mới, nhưng việc lồng ghép và tích hợp chính sách cũng như các tiêu ...

    Những nhân tố thu hút vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam

    Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn. ...

    3 xu hướng chi phối ngành bán lẻ trong năm tới

    Với sự thay đổi và biến động của thị trường bán lẻ, việc theo kịp các xu hướng mới nhất là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới đây là 3 xu hướng chính được dự báo sẽ ...

    Cơ hội của các nhà đầu tư trong xu thế lãi suất tăng

    Trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá lao thang, thanh khoản căng khiến lãi suất ngân hàng liên tục tăng và thiết lập mặt bằng cao hơn. Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất sẽ tác động tới thị trường chứng khoán ...

    Xu hướng kinh doanh được dự báo sẽ phát triển mạnh vào năm 2023

    Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều xu hướng kinh doanh mới hình thành và phát triển nhanh chóng trong sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, phần đông doanh nghiệp tập trung vào 3 xu hướng lớn: ưu ...

    Khởi đầu kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới

    Nhiều tháng qua, thị trường tài chính đã có những rối loạn và tín hiệu căng thẳng. Trong nền kinh tế thế giới, mỗi thị trường tài chính đều có những yếu tố riêng biệt nhưng tất cả đều đang phải đối mặt với một ...

    Ấn Độ, Đông Nam Á là thị trường khởi nghiệp "đáng đặt cược"

    Ấn Độ, Đông Nam Á hiện là một mảnh đất “màu mỡ” với các startup (công ty khởi nghiệp). Những nền tảng đắt giá như dân số đông, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển tại hai ...

    3 lo ngại của giới đầu tư toàn cầu khi chính sách tiền tệ thắt chặt

    Nỗ lực chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy tỷ giá đồng USD tăng vọt trong khi giá trái phiếu và cổ phiếu trên toàn cầu rơi vào một vòng xoáy sụt giảm. Biến động thị trường trên khắp ...

    Bitcoin và vàng không thể trở thành "rào chắn" lạm phát trong năm nay

    Thông thường, giới đầu tư cho rằng vàng và bitcoin nói chung đều có thể là rào chắn tốt trước lạm phát. Song, thực tế năm 2022 lại đang chứng minh điều đó là không đúng.

    Comprar Cialis Acquista Cialis