Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

3 lo ngại của giới đầu tư toàn cầu khi chính sách tiền tệ thắt chặt

Nỗ lực chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy tỷ giá đồng USD tăng vọt trong khi giá trái phiếu và cổ phiếu trên toàn cầu rơi vào một vòng xoáy sụt giảm. Biến động thị trường trên khắp thế giới khiến giới đầu tư lo ngại.

USD tăng không ngừng, tín hiệu của suy thoái  

Mỹ hiện đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi sau đại dịch Covid - 19, giá nhiên liệu cùng một số hàng hóa gia tăng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Để ứng phó với lạm phát phi mã, Fed đã tăng lãi suất 4 lần chỉ riêng trong năm nay. 

Theo đó, Fed đã khởi động một trong những chu kỳ tăng lãi suất quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương này kể từ thập niên 1980. Từ mức 0 - 0,25% hồi tháng 3, Fed hiện đã nâng lãi suất lên 3 - 3,25% và dự kiến đỉnh lãi suất sẽ là vùng 4,5 - 4,75% vào năm 2023. 

Cùng với đó, Fed chuyển sang thắt chặt định lượng (QT) để thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 8,8 nghìn tỷ USD, không tiếp tục sử dụng tiền thu về từ các trái phiếu đáo hạn để tái đầu tư. Việc Fed triển khai QT đồng nghĩa không còn người mua lớn nhất trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu đảm bảo bằng nợ địa ốc.

Ảnh minh hoạ 

Tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu bước vào một giai đoạn mới của sự biến động tồi tệ, mà ở đó những cú trồi sụt bất thường của tất cả các tài sản đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ở thời điểm hiện tại, đà tăng đồng USD đang là tâm điểm chú ý của các nhà quan sát. 

Fed tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư toàn cầu ồ ạt mua các tài sản Mỹ và đồng USD nhờ đó đã tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, thúc đẩy chỉ số ICE Dollar Index lên mức mạnh nhất kể từ khi ra đời vào năm 1985. Theo ông Michael Wilson, Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu của Ngân hàng Morgan Stanley, trong lịch sử, sức mạnh như vậy của đồng USD sẽ dẫn tới một dạng khủng hoảng tài chính hay kinh tế nào đó. 

Đà tăng giá chóng mặt của đồng bạc xanh gây ra xáo trộn lớn ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Fed đang lái cỗ xe chính sách tiền tệ phóng quá nhanh và điều này thúc đồng USD tăng giá tới mức khó có thể hình dung được. Thị trường dường như đang đánh giá thấp về hiệu ứng lạm phát từ sự tăng giá của đồng USD đối với phần còn lại của thế giới. 

Repo 

Ông Mark Connors, Nguyên Trưởng bộ phận Tư vấn rủi ro toàn cầu của Credit Suisse tỏ ra lo ngại về biến động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Bởi đây được xem là công cụ đầu tư mang lại lợi nhuận cố định (fixed income) an toàn nhất trên thế giới, sự biến động đó có thể gây gián đoạn dòng chảy trong hệ thống tài chính. 

Hiện, trái phiếu kho bạc Mỹ được hậu thuẫn bởi uy tín của Chính phủ Mỹ và được sử dụng làm tài sản thế chấp trên thị trường vốn vay qua đêm, sự giảm giá trái phiếu kho bạc Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh có thể khiến các thị trường này không thể vận hành trơn tru được nữa. Vấn đề trên thị trường mua lại (repo - một cơ chế cấp vốn ngắn hạn đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng, doanh nghiệp và chính phủ) xuất hiện lần gần đây nhất vào tháng 9/2019 buộc Fed phải bơm nhiều tỷ USD để bình ổn thị trường. 

Trong tháng 9, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã tăng 15 điểm cơ bản lên 4,113%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 3,64%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2011. 

Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự đảo ngược đáng kể khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn dài hạn là báo hiệu nguy cơ suy thoái kinh tế. Sự thay đổi này có thể sẽ buộc Fed phải dừng sớm chương trình QT. 

Hiệu ứng domino

Theo ông Connors, biến động thị trường sẽ làm lộ ra điểm yếu của nhà quản lý quỹ trót sử dụng đòn bẩy nợ quá đà hoặc có sự đặt cược không khôn ngoan. Nguy cơ xảy ra một vụ sụp đổ có thể được ngăn chặn, tuy nhiên, lệnh gọi ký quỹ (trường hợp công ty chứng khoán đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp) và bắt buộc thanh lý tài sản có thể làm thị trường biến động mạnh hơn nữa. 

Ảnh minh hoạ 

Khi đồng USD tăng giá chóng mặt, vốn sẽ “đổ như thác” vào một vùng và tháo chạy khỏi các tài sản khác gây nên hiệu ứng domino (Một thay đổi kích hoạt một chuỗi các phản ứng khác). Fed và các Ngân hàng Trung ương đang tạo ra bối cảnh cho một cuộc tháo chạy quy mô lớn khỏi các giao dịch “carry trade” (chiến lược giao dịch dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong một cặp tỷ giá).

Xu hướng tăng giá của đồng USD còn có những ảnh hưởng khác, khiến cho các nhà phát hành trái phiếu ngoại tệ USD ở ngoài Mỹ gặp khó khăn lớn hơn trong việc trả nợ. Điều này có thể làm gia tăng áp lực tại các thị trường mới nổi vốn đang phải xoay sở với lạm phát. Nhiều quốc gia có thể bán mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ nhằm bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ của họ, khiến biến động giá trái phiếu kho bạc Mỹ càng tăng mạnh.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Triển vọng và xu hướng ngành F&B từ cuối năm 2022 đến 2023

    F&B (kinh doanh thực phẩm và đồ uống) là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối ...

    Chiến lược xây dựng thương hiệu tích hợp ESG

    ESG hiện là xu hướng toàn cầu mang tính chiến lược và cấp thiết cho hầu hết doanh nghiệp. Mặc dù phát triển bền vững không phải là một chủ đề mới, nhưng việc lồng ghép và tích hợp chính sách cũng như các tiêu ...

    Những nhân tố thu hút vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam

    Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn. ...

    3 xu hướng chi phối ngành bán lẻ trong năm tới

    Với sự thay đổi và biến động của thị trường bán lẻ, việc theo kịp các xu hướng mới nhất là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới đây là 3 xu hướng chính được dự báo sẽ ...

    Cơ hội của các nhà đầu tư trong xu thế lãi suất tăng

    Trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá lao thang, thanh khoản căng khiến lãi suất ngân hàng liên tục tăng và thiết lập mặt bằng cao hơn. Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất sẽ tác động tới thị trường chứng khoán ...

    Xu hướng kinh doanh được dự báo sẽ phát triển mạnh vào năm 2023

    Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều xu hướng kinh doanh mới hình thành và phát triển nhanh chóng trong sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, phần đông doanh nghiệp tập trung vào 3 xu hướng lớn: ưu ...

    Khởi đầu kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới

    Nhiều tháng qua, thị trường tài chính đã có những rối loạn và tín hiệu căng thẳng. Trong nền kinh tế thế giới, mỗi thị trường tài chính đều có những yếu tố riêng biệt nhưng tất cả đều đang phải đối mặt với một ...

    Ấn Độ, Đông Nam Á là thị trường khởi nghiệp "đáng đặt cược"

    Ấn Độ, Đông Nam Á hiện là một mảnh đất “màu mỡ” với các startup (công ty khởi nghiệp). Những nền tảng đắt giá như dân số đông, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển tại hai ...

    Bitcoin và vàng không thể trở thành "rào chắn" lạm phát trong năm nay

    Thông thường, giới đầu tư cho rằng vàng và bitcoin nói chung đều có thể là rào chắn tốt trước lạm phát. Song, thực tế năm 2022 lại đang chứng minh điều đó là không đúng.

    "Bắt đáy" là chiến lược phản tác dụng khi thị trường biến động

    Giá dầu dự báo tăng trở lại trên 100 USD/thùng, tỷ giá chênh lệch, lạm phát gia tăng, nguy cơ suy thoái... Những biến động lớn đang tạo áp lực mạnh đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Một số nhà đầu tư cho biết ...

    Comprar Cialis Acquista Cialis