Sự kiện nổi bật
giá xăng
bóng đá
năng lượng tái tạo
lịch nghỉ Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán
AFF cup
Tìm kiếm

Tập đoàn đứng sau sự giàu có của nước chủ nhà World Cup 2022

Qatar đã chi khoảng 200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi thắng thầu đăng cai World Cup. Phần lớn số tiền đó đến từ doanh thu của tập đoàn dầu khí quốc gia QatarEnergy.

Saad al-Kaabi - Bộ trưởng Bộ năng lượng Qatar, đồng thời là Chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia QatarEnergy, đã đi khắp thế giới trong những tuần gần đây, từ Namibia đến Guyana, Suriname, Mỹ và Ai Cập. Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do tác động của cuộc xung đột địa chính trị Nga - Ukraine đã khiến nhu cầu với khí tự nhiên hoá hỏng của Qatar tăng vọt, giúp củng cố vị trí của QatarEnergy như một trong những công ty tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới.

Saad al-Kaabi - Chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia QatarEnergy (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Qatar đã tăng 2/3 trong nửa đầu năm nay lên 32 tỷ USD. “Vận may trời cho” đến với quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh này khi họ đang chuẩn bị tổ chức World Cup.

Kể từ khi thắng thầu đăng cai World Cup vào năm 2010, Qatar đã chi ít nhất 200 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới, bao gồm 6,5 tỷ USD cho các sân vận động và cơ sở vật chất. Phần lớn số tiền đó được chi trả bằng doanh thu từ xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của QatarEnergy.

Ông Kaabi cho biết, nếu như ở giai đoạn đầu, QatarEnergy tập trung vào việc phát triển sau đó tối đa hoá sản lượng khí đốt trong nước để xuất khẩu, thì giai đoạn sau, công ty sẽ hướng tới mục tiêu mở rộng ra quốc tế. Doanh nghiệp dầu khí này đã xây dựng một danh mục đầu tư rộng lớn trong thập kỷ qua, bao gồm cổ phần trong những dự án tại Brazil, Canada, Vịnh Mexico của Mỹ, Guyana, Suriname, Namibia, Ai Cập, Angola và Nam Phi.

QatarEnergy đặt mục tiêu tăng sản lượng bên ngoài Qatar từ 45.000 thùng dầu/ngày lên 500.000 thùng/ngày vào năm 2030. Trong nước, tập đoàn này sản xuất hơn 5 triệu thùng/ngày. 

Việc mở rộng ra quốc tế là điều bất thường đối với một công ty dầu khí nhà nước ở vùng Vịnh. Mặc dù tập đoàn dầu khí Saudi Aramco và Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi đầu tư vào các dự án năng lượng ở nước ngoài, nhưng cả hai đều không theo đuổi các mục tiêu thăm dò và khai thác ở thị trường quốc tế, thay vào đó họ tập trung vào tối đa hóa sản xuất trong nước. 

Ông Kaabi cho biết việc thúc đẩy sản lượng LNG trong nước vẫn là ưu tiên hàng đầu của QatarEnergy. Tuy nhiên, việc phát hiện nguồn dầu thô ở các quốc gia như Namibia có thể mang lại “sự linh hoạt” và một nguồn sản xuất bên ngoài Qatar. “Chúng tôi muốn có cả dầu mỏ và khí đốt trong danh mục đầu tư của mình”, Bộ trưởng Bộ năng lượng Qatar nói.

Tuyên bố trên khiến các nhà phân tích cho rằng QatarEnergy đang ngày càng giống một tập đoàn năng lượng tư nhân khổng lồ hơn là một nhà sản xuất khí đốt thuộc sở hữu nhà nước.

QatarEnergy là đối tác chính thức của FIFA World Cup 2022 (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Trong thập kỷ tới, QatarEnergy sẽ tập trung vào mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nhất thế giới, khi gần như không bao giờ giao thiếu LNG cho khách hàng. Công ty đã xây dựng một danh mục đầu tư trên toàn cầu với các đối tác để phục vụ hoạt động thăm dò. Các doanh nghiệp đa quốc gia như Shell, Exxon, ConocoPhillips, Total Và Eni đều ký những hợp đồng mới ở North Field, giúp tăng công suất sản xuất LNG trong nước của Qatar từ 77 triệu tấn/năm lên 126 triệu tấn vào năm 2027. Ngoài ra, dự án Golden Pass với Exxon cũng giúp quốc gia này tăng công suất thêm 16 triệu tấn kể từ năm 2025.

QatarEnergy cũng đang đa dạng hóa và đầu tư vào lọc dầu, năng lượng mặt trời ở trong nước. Tuy nhiên, không giống như các tập đoàn năng lượng khác, tập đoàn dầu khí của Qatar không đặt mục tiêu phát thải bằng 0 cho các hoạt động của mình. Theo ông Kaabi, LNG là thải ra lượng carbon đáng kể khi bị đốt cháy nhưng vẫn ít hơn dầu mỏ và than đá, nên loại năng lượng này vẫn được coi là trọng tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng trên thế giới.

Thu Phương

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Các nước trên thế giới đón Tết cổ truyền như thế nào?

    Tết âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore…

    Một chuyên gia nghệ thuật cổ đại châu Á bị buộc bồi thường 4,99 triệu đô la vì bán cổ vật Việt Nam giả

    Chuyên gia người Anh John Eskenazi, 73 tuổi, bán các cổ vật giả có xuất xứ Đông Nam Á cho một lãnh tụ Hồi giáo là Hamad bin Abdullah al-Thani. Tòa án tối cao Anh đã phán quyết rằng các tác phẩm điêu khắc trên ...

    Quê hương của những trái bóng World Cup 2022

    Đội tuyển quốc gia Pakistan không thi đấu tại World Cup 2022, nhưng nước này lại có đóng góp to lớn trong sự thành công của sự kiện. Thành phố Sialkot của Pakistan là nơi sản xuất khoảng 70% số lượng bóng đá trên thế ...

    Tesla thay đổi chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt

    Tesla đã bắt đầu các chiến dịch tiếp thị tại Trung Quốc – động thái hiếm có đối với hãng xe luôn tự hào không cần dùng đến quảng cáo truyền thống. Thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh sự cạnh tranh gay gắt ...

    Các hãng gà rán Hàn Quốc kiếm đậm nhờ World Cup 2022

    Các nhà bán lẻ tại Hàn Quốc đang tích cực tận dụng sức nóng của World Cup 2022 để tăng doanh số bán hàng. Trong đó, các hãng gà rán đang thu về lợi nhuận lớn hơn cả.

    Elon Musk mất hơn 100 tỷ USD trong năm 2022

    Tài sản của Elon Musk đã bốc hơi hơn 100 tỷ USD trong năm nay. Dù vậy CEO Tesla vẫn là người giàu nhất thế giới.

    Núi bia tồn kho vì lệnh cấm đồ uống có cồn tại World Cup 2022

    Hãng bia Budweiser là một trong những nhà tài trợ của World cup 2022. Tuy nhiên, hàng nghìn lon bia Budweiser đang bị bỏ lại và chất đống tại một nhà kho sau khi nước chủ nhà Qatar ra quyết định cấm bán rượu bia ...

    Chỉ có một quốc gia duy nhất từng lãi khi đăng cai World Cup

    Theo nghiên cứu của Đại học Lausanne, trong số 14 kỳ World Cup diễn ra gần đây, chỉ có kỳ World Cup năm 2018 tại Nga có lãi. Nhiều người dân tại các quốc gia đăng cai đang nghi ngờ về lợi ích của việc ...

    World Cup 2022: Nike chiếm ưu thế trước Adidas trong cuộc chiến tài trợ trang phục

    Nike đang dẫn trước trong cuộc chiến giữa các nhà sản xuất trang phục thi đấu khi có tới 13 trong số 32 đội bóng tại World Cup 2022 mặc áo có logo của thương hiệu thể thao này. Trong khi đó, Adidas chỉ tài ...

    Những tỷ phú thế giới "rớt đài" thê thảm nhất

    Sam Bankman-Fried – nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã từ một trong 50 người giàu nhất nước Mỹ trở nên trắng tay chỉ trong vài ngày. Dưới đây là những thất bại lớn nhất của các tỷ phú – những ...