Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Linh thiêng nghi lễ đêm Giao thừa

Đêm Giao thừa khoảng thời gian thiêng liêng khi các gia đình sum họp đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ. Vào giây phút thiêng liêng này, tất cả mọi âu lo tan biến, bận rộn đều được gác lại để chào đón một năm mới với nhiều ước vọng.

anh-1-w960-h720.jpg

Đình làng Đa Sỹ chuẩn bị lễ động thổ đêm Giao thừa

Lễ Trừ tịch bắt nguồn từ đâu?

Trong tâm thức của người Việt, thời khắc giao thừa dường như ẩn chứa một sức mạnh tâm linh kỳ bí, mà trải qua thời khắc đó, người ta đều tin rằng có một điều sẽ đổi thay, mới mẻ.

Lễ Trừ tịch đêm Giao thừa hay còn gọi là lễ cúng Giao thừa được tổ chức khi các quan Hành khiển chuyển giao lại nhiệm vụ, diễn ra vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Theo các ghi chép cho thấy, lễ Trừ tịch ngày xưa rất được người dân chú tâm. Người xưa quan niệm rằng có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí đến năm Hợi, luân phiên trông coi việc dưới hạ giới, cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên.

Các “quan nhà trời” đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người. Còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém. Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc Hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.

2a-w826-h465.jpg

Đoàn rước trong lễ hội

Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan. Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn, xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà; Tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

Lễ Trừ tịch đêm Giao thừa được cử hành vào giờ Tý (23h- 1h) của đêm Giao thừa. Đây là khoảnh khắc bao hàm trong nó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Vào thời khắc linh thiêng ấy, mọi người thành tâm khấn nguyện, mong cầu một năm mới bình an. Mọi sự kiêng kỵ được thực hiện triệt để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm mùng 1 Tết.

Khi trời đất, vạn vật bước vào một "tiết" mới, dường như con người cũng đang đứng trước những vận hội mới. Năm nào cũng có Giao thừa nhưng mọi người ai cũng trông ngóng, xốn xang vì thời khắc chuyển giao đặc biệt ấy.

Tục lệ “lạ” sau lễ Trừ tịch

Ở làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội), có một tục lệ “lạ” mà hầu như không ở đâu có, đó là lễ hội động thổ hay còn gọi là tục “đánh thức trời đất”. Lễ này diễn ra sau Lễ Trừ tịch, được tiến hành vào đầu giờ Dần (lúc 3 giờ sáng) ngày mùng 1 Tết Nguyên đán.

Người dân làng Đa Sỹ tin rằng, nghi thức lễ động thổ giúp khởi động thời gian, mở cửa không gian, hấp thụ linh khí đất trời trong năm mới. Điều này sẽ giúp người dân trong làng có được sức khỏe, may mắn và nhiều niềm vui. Nhiều người cũng tin rằng, do thực hiện nghi lễ vào đúng thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, con người cũng nhờ đó mà hấp thụ được linh khí của trời đất nên làng Đa Sỹ mới sản sinh ra nhiều tuấn kiệt đến như vậy.

Lễ rước động thổ gồm 3 phần, gồm: Khởi 3 hồi chiêng - trống động thổ; Rước động thổ từ đình về miếu; Lễ động thổ tại miếu, kết thúc vào cuối giờ Dần (tức 5 giờ sáng).

Trước khi lễ động thổ diễn ra, tại sân Đình người ta xếp đặt các đồ nghi lễ như Long đình, chiêng, trống, cờ ngũ phương, các đồ nghi trượng vũ khí (đao, thương, kiếm, kích…). Các thành phần bắt buộc có mặt để hành lễ gồm: Ông cai đám (được coi như con trai trưởng của Thành Hoàng làng); Ông khởi chỉ; Quan viên đại lược chiêng trống; Giai hương, các vị chấp sự, các vị chức dịch trong làng (khoảng trên 100 vị) tề tựu đầy đủ.

Trong các lễ hội hàng năm của làng, ông Cai đám hay còn gọi là Chủ tế, là nhân vật quan trọng nhất. Trong lễ động thổ, ông khởi chỉ được dân làng bầu chọn và giao cho nhiệm vụ là người đầu tiên, thứ nhất ra mệnh lệnh. Tiếp đến là hai vị đại lược để thực hiện mệnh lệnh khởi những tiếng chiêng, tiếng trống cái (trống sấm) sao cho rung chuyển không gian trời đất, để nhờ âm vang “chinh cổ” thiêng liêng ấy khẩn cầu trời đất phù trì.

2f-w826-h465.jpg

Đoàn rước có sự tham gia của các cụ cao niên 

Đúng giờ Dần ngày mùng một Tết, ông cai đám sau khi làm lễ kính cáo Thổ Thần, đứng khâm trực trước Long đình. Ông khởi chỉ trong bộ áo dài the, quần trắng ống sớ, đầu đội khăn xếp, ngang lưng thắt đai lụa đỏ bỏ múi bên trái, chân tay đi tất trắng, trang trọng từ trong đình bước ra ngoài thềm;

 Ông đứng thẳng, hai bàn chân chếch thành hình chữ bát, tay trái cầm trống khẩu buộc dải lụa đỏ, tay phải cầm dùi trống đều ôm sát ngực. Hai ông đại lược đứng ở vị trí cạnh chiêng và trống cái dưới sân đình, cách thềm độ mươi bước. Lúc này ông khởi chỉ dõng dạc, chân trái bước lên một bước theo hướng bàn chân, tay trái đưa cái trống khẩu lên ngang mặt, tay phải cầm dùi múa một vòng theo nghi  thức rồi đánh vào giữa mặt trống, một tiếng đanh chắc khiến tất thảy ai nấy đều yên lặng, đợi chờ;

 Thanh âm của tiếng trống khẩu đã “ném” vào thinh không, giống như hòn sỏi ném vào mặt nước, đã bắt đầu tạo ra một nguồn dao động sóng. Khi ông khởi chỉ trở lại tư thế ban đầu, thì quan viên đại lược bên chiêng đang trong tư thế trang nghiêm, đang trong tư thế ôm dùi trước ngực, liền cúi xuống vung dùi theo nghi thức đấm một cái vào núm chiêng;

 Tiếng chiêng trỗi dậy, đầy ắp, trầm hùng cuồn cuộn sóng xô tràn khắp sân Đình, lan mãi ra ngoài xa. Quan viên đại lược động chiêng đã trở về vị trí cũ. Quan viên đánh trống sấm trong tư thế oai nghiêm ôm dùi trước ngực bước chân phải lên một bước, tay phải cầm dùi, múa một vòng theo nghi thức rồi đánh vào giữa mặt trống. Tiếng “tùng” rền vang, rung chuyển đất trời, chim muông vụt bay ra khỏi các vòm cây cao, côn trùng im hẳn tiếng rền rĩ. Cả sân đình trào lên hào khí thiêng liêng của giây phút rền vang động thổ.

Sau khi nghi lễ đánh trống, chiêng kết thúc, nghi lễ hấp thụ linh khí đất trời cũng bắt đầu. Và nghi thức rước động thổ từ đình về miếu bắt đầu diễn ra.

Nghi lễ rước động thổ vừa xong thì giờ Dần cũng kết thúc. Dân làng bắt đầu thực hiện nghi lễ Nguyên đán (nghi lễ lấy lộc). Lễ vật của dân làng dâng hiến cũng được tập trung lại. Cả làng tụ họp ăn uống để hưởng lộc đầu năm cũng như hưởng linh khí trời đất.

Giây phút giao thừa luôn là thời khắc thiêng liêng, bởi đó là lúc để dẹp đi những bộn bề năm cũ và mở rộng lòng mình, đón nhận những hạt mầm mùa xuân gieo xuống với những hy vọng tốt tươi. Những nghi lễ đêm Giao thừa, dù có chuyển biến thế nào đi nữa thì đó vẫn là những phong tục mang ý nghĩa tâm linh và nhân văn cao đẹp.

Khôi Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Hàng nghìn bạn trẻ hòa mình vào sắc cờ cầu vồng tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

    Mới đây, sự kiện VietPride TPHCM với chủ đề “Không khuôn mẫu” đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.

    Hơn 96% sinh viên Trường Đại học Luật TP. HCM nhận bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi

    Ngày 01/10, Trường Đại học Luật TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân hệ chính quy cho 1290 sinh viên khóa 42 ngành Quản trị - Luật; khóa 43 ngành Luật, ngành Luật Thương mại Quốc tế, ngành Quản ...

    Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam

    Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Na Uy (SINTEF) phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đã tổ chức Hội thảo Đồng xử lý các nhiên ...

    Quỹ từ thiện Bông hồng nhỏ dành hơn 70 tỷ đồng triển khai 5 chương trình thiện nguyện

    Little Roses Foundation (Quỹ từ thiện Bông hồng nhỏ) tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10. Đây là quỹ từ thiện không vì mục tiêu lợi nhuận, nhắm đến các hoạt động thiện nguyện đa dạng phục ...

    Bình Dương: Nam bảo vệ bị xe container cán chết thương tâm giữa ngã tư

    Một nam bảo vệ đi xe đạp điện đã ngã xuống đường khi đi gần xe container và bị bánh xe container cán chết tại chỗ vào sáng ngày 01/10.

    Bình Dương: Hai vụ tai nạn chết người lúc rạng sáng

    Rạng sáng 1/10, trên địa bàn TP Thuận An liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn giao thông làm 2 thanh niên tử vong.

    Tổ 363 Công an TPHCM: Phát huy và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo TTATXH

    Từ ngày 15/12/2021 - 14/9/2022, Tổ 363 Công an TPHCM đã tổng kiểm soát 15.849 trường hợp; lập biên bản 3.850 trường hợp; tạm giữ 2 ô tô, 1.577 xe mô tô; kiểm tra không xử lý 11.999 trường hợp; phạt tại chỗ 33 trường ...

    Quảng Ngãi: Hàng loạt cán bộ công chức, viên chức bị kỷ luật và buộc thôi việc

    Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xử lý kỷ luật nhiều tổ chức, cá nhân có sai phạm về tài chính – ngân sách. Đồng thời, xử lý kỷ luật gần 90 cán bộ, công chức, viên chức và ...

    Bình Dương: Tông vào trụ đèn chiếu sáng trên vỉa hè, nam thanh niên tử vong

    Đến 6h ngày 01/10, lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn khiến 1 thanh niên tử vong xảy ra vào lúc rạng sáng cùng ngày.

    Bình Dương: Tông đuôi xe container dừng đỗ, nam thanh niên chết thảm

    Một nam thanh niên điều khiển xe máy đã tử vong tại chỗ sau khi tông vào đuôi xe container đang dừng đỗ trên đường ĐT743 vào rạng sáng ngày 01/10.