Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Na Uy (SINTEF) phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đã tổ chức Hội thảo Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam.

Hội thảo Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam

Hội thảo được tổ chức vào sáng 29/09, nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đồng xử lý chất thải trong ngành công nghiệp xi măng, cũng như các kết quả của cuộc trình diễn gần đây sử dụng chất thải nhựa không thể tái chế tại nhà máy INSEE ở Hòn Chông, Kiên Giang, từ đó thảo luận về tiềm năng đồng xử lý trong tương lai của ngành xi măng Việt Nam.

Tham dự hội thảo có Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam bà Mette Møglestue; Tiến sĩ Kåre Helge Karstensen, Chuyên gia cao cấp và Quản lý Chương trình của SINTEF; Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch VNCA; Giám đốc Ecocycle và Phát triển Bền vững INSEE Việt Nam và hơn 130 đại biểu đại diện cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP Việt Nam, GIZ, UNIDO Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), các ban ngành địa phương và các thành viên của VNCA , các trường đại học, một số hiệp hội trong nước như Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam… các công ty tư nhân hoạt động trong ngành xi măng và các lĩnh vực liên quan, các tổ chức phi chính phủ về môi trường và các tổ chức khác

Trong bài phát biểu khai mạc, Phó Đại sứ Na Uy Mette Møglestue cho biết, Na Uy và Việt Nam, cũng như các thành viên tham gia Thỏa thuận Paris, đều cam kết mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu và thực hiện các Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm giảm phát thải Khí nhà kính (GhG). Để đạt mục tiêu này cần sự tham gia của nhiều lĩnh vực.

Chính phủ Na Uy đánh giá cao vai trò quan trọng của các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các ngành công nghiệp trong quá trình này. Tôi rất vui khi biết rằng kết quả nghiên cứu của SINTEF trong việc sử dụng chất thải nhựa không thể tái chế làm nhiên liệu thay thế cho lò nung xi măng đã được chứng minh thành công và có thể được nhân rộng ở Việt Nam. Thông qua Dự án OPTOCE do Chính phủ Na Uy tài trợ và đang được thực hiện tại 5 quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam, chúng tôi hy vọng Na Uy có thể giúp ngành xi măng Việt Nam nâng cao năng lực xử lý chất thải nhựa không thể tái chế và góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Tiến sĩ nhà khoa học Kåre Helge Karstensen của SINTEF, người đứng đầu Dự án OPTOCE cho biết, ngành công nghiệp xi măng hiện đang sử dụng khối lượng lớn than và các nguyên liệu thô khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng nhiên liệu này này bằng chất thải nhựa không thể tái chế. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, việc đồng xử lý chất thải nhựa không thể tái chế làm chất thay thế nhiên liệu trong các lò nung xi măng không làm tăng phát thải dioxin trong khi vẫn tuân thủ các giá trị giới hạn quốc tế nghiêm ngặt nhất. Việc trình diễn thành công phương thức này tại nhà máy INSEE Việt Nam gửi đi một thông điệp hy vọng về tương lai của ngành xi măng Việt Nam.

Đồng xử lý trong lò nung xi măng có thể cải thiện việc quản lý chất thải nhựa không thể tái chế ở Việt Nam. Giải pháp này làm giảm tiêu thụ than trong ngành công nghiệp xi măng đồng thời giảm nhu cầu xây dựng các lò đốt phát điện đắt tiền (biến chất thải thành năng lượng). Quan trọng hơn, ngành công nghiệp xi măng nói chung có thể đóng một vai trò quan trọng trong giảm lượng phát thải GhG và ngăn chặn chất thải nhựa đổ vào đại dương.

Ông Bruno Fux, Giám đốc Ecocycle & Phát triển Bền vững  INSEE Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Mặc dù đồng xử lý đang được áp dụng rất phổ biến ở châu Âu và Na Uy, nhưng giải pháp này còn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, chỉ có một số ít các nhà máy xi măng hiện đang thực hiện đồng xử lý chất thải. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Đức Long, VNCA cho biết, Việt Nam có 82 lò nung clanhke đang hoạt động, mỗi năm tiêu thụ trên 10 triệu tấn than antraxit. Hiện nay tỉ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế trong toàn ngành rất thấp. Chính phủ Việt Nam có chủ trương tăng lượng sử dụng nhiên liệu thay thế lên mức 15% từ nay đến 2030 và 30% sau năm 2030. Như vậy, tiềm năng đồng xử lý chất thải, trong đó có nhựa không tái chế được, trong lò nung xi măng ở Việt Nam là rất lớn.

Ông Bruno Fux, Giám đốc Ecocycle và Phát triển Bền vững INSEE Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất vui khi tham gia thực hiện dự án của OPTOCE nhằm biến chất thải nhựa thành cơ hội để phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. INSEE Ecocycle tại Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực đồng xử lý trong 15 năm qua. Trong thời gian đó, chúng tôi không ngừng đầu tư trang thiết bị mới nhằm mở rộng khả năng và công suất xử lý chất thải của nhà máy. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là không gây hại cho con người và môi trường. Vì vậy, kinh nghiệm chuyên môn là cần thiết, đặc biệt là khi xử lý chất thải nguy hại. Đồng xử lý không phải là một khái niệm mới nhưng ở Việt Nam nó đang ở giai đoạn sơ khai. Đây là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp xi măng để trở thành một nhà cung cấp giải pháp quan trọng cho các chất thải không thể tái chế trong một cơ sở hạ tầng quản lý chất thải chưa phát triển. Chúng tôi hy vọng nhiều công ty xi măng Việt Nam sẽ được truyền cảm hứng từ Hội thảo này và trở thành những người bạn cùng chí hướng với chúng tôi. Cùng nhau, chúng ta có thể giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá và góp phần xây dựng một Việt Nam xanh và sạch hơn”.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số thách thức chẳng hạn như: các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho đồng xử lý; ở Việt Nam, rất ít/chưa có đơn vị chuyên thực hiện việc thu gom, xử lý sơ bộ chất thải và cung cấp đến nhà máy xi măng; một số bất cập về thủ tục pháp lý VD xác nhận các nhà máy xi măng áp dụng đồng xử lý là cơ sở xử lý chất thải; hoặc thiếu các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp xi măng áp dụng phương pháp này cũng như các doanh nghiệp thu gom, sơ chế chất thải trong chuỗi cung ứng liên quan.

Tiến sĩ Kåre Helge Karstensen bổ sung: “Chúng tôi thừa nhận rằng việc thực hiện đồng xử lý an toàn trong ngành xi măng cần có thời gian và sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện của các địa phương và quốc gia, trước hết: phải có khung pháp lý và các quy định, công ty xi măng và nhà điều hành đồng xử lý phải có đủ năng lực, kiến thức, đủ thiết bị và các giấy phép liên quan; phải có sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương và trung ương, và phải có một sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia trong “thị trường quản lý chất thải”.

Hội thảo thực sự là diễn đàn hữu ích để các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ bộ, ngành và địa phương, các công ty xi măng, các công ty có nguồn chất thải nhựa không thể tái chế và các tổ chức phi chính phủ chia sẻ thông tin về tiềm năng, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đồng xử lý chất thải tại Việt Nam.

Thông qua hội thảo, các đại biểu mong muốn chính phủ Việt Nam sớm có được hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi để ngành công nghiệp xi măng có thể thực sự trở thành một đối tác quan trọng góp phần tăng cường quản lý tổng hợp chất thải rắn. Nguồn chất thải rắn phù hợp và ổn định cung cấp cho quá trình đồng xử lý cần được quy hoạch, thu gom, vận chuyển và lưu trữ phù hợp trong điều kiện của Việt Nam. Vì thế, các công ty xi măng cũng rất cần sự hỗ trợ về mặt khoa học, kỹ thuật và nguồn nhân lực, vật lực cũng rất cần thiết cho các công ty xi măng để sớm triển khai áp dụng đồng xử lý tại Việt Nam.  

Tâm Phúc

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Quý Mão 2023

    Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.

    Cấm CBCCVC Thanh tra Chính phủ nhận tiền, quà, tài sản, giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra

    Thanh tra Chính phủ cấm cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức.

    Công an Đắk Nông triệt phá đường dây cá độ bóng đá lớn nhất từ trước đến nay với số tiền giao dịch gần 600 tỷ đồng

    Ngày 5/12, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, đơn vị đã triệt phá đường dây đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet, ...

    Bình Thuận: Triệt phá trường gà, bắt giữ 60 đối tượng

    Lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận vừa bắt quả tang một tụ điểm đá gà, bắt giữ 60 đối tượng đang tổ chức đá gà ăn tiền, thu giữ 40 con gà và 200 triệu đồng.

    "Vết sẹo cuộc đời 10" sẽ giúp 451 trẻ em phẫu thuật tim bẩm sinh

    Sự kiện "Vết sẹo cuộc đời 10" đã gây quỹ được 541.551 USD từ việc đấu giá hơn 80 vật phẩm và quyên góp trực tiếp. Số tiền này sẽ giúp Nhịp tim Việt Nam hỗ trợ 451 em nhỏ được phẫu thuật tim bẩm ...

    Sôi nổi Ngày hội Học sinh THPT “Học đúng đam mê - Sống đúng cá tính”

    Ngày 4/12, Thành đoàn, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM tổ chức Ngày hội Học sinh Trung học phổ thông năm học 2022 - 2023 với chủ đề “Học đúng đam mê - Sống đúng cá tính” tại trường Trung học phổ ...

    Bình Dương: Bắt đối tượng hiếp dâm trẻ em trên đường vắng

    Ngày 4/12, Công an TP Dĩ An đang tạm giữ đối tượng L.V.C (SN 2003, quê Bắc Giang) để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ em.

    ĐH Luật TPHCM tổ chức lễ Lễ bế giảng và vinh danh sinh viên tốt nghiệp ngành Luật

    Sáng ngày 3/12, Trường ĐH Luật TPHCM đã tổ chức Lễ bế giảng và vinh danh sinh viên tốt nghiệp ngành Luật văn bằng hai hệ chính quy của Khóa 11 và sinh viên lớp Liên thông ngành Luật Khóa 1.

    Bình Dương: Sập sân khấu nhạc nước sau khai trương 1 ngày, nhiều người nguy kịch

    Tối 3/12, khi nhiều người đang ngồi xem chương trình ca nhạc tại một công viên ở TP Thủ Dầu Một thì giàn sân khấu bất ngờ sập xuống đè trúng làm nhiều người nhập viện.

    Đồng Nai: Cháy lớn tại xưởng sản xuất tượng quy mô lớn, thiệt hại nặng

    Trưa 03/12, một cơ sở sản xuất tượng bằng nhựa và composite (huyện Trảng Bom) đã xảy ra cháy dữ dội, thiêu rụi nhiều tài sản giá trị.