Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

TPHCM: Kim ngạch xuất khẩu Khu CNC dự kiến đạt 23 tỷ USD năm 2022

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Khu CNC đạt 20,9 tỷ USD, chiếm 51,86% kim ngạch xuất khẩu của TPHCM, dự kiến năm 2022 kim ngạch xuất khẩu Khu CNC đạt 23 tỷ USD, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp CNC.

Cách đây hơn 20 năm, Chính phủ và TPHCM lựa chọn phương thức hình thành và phát triển Khu công nghệ cao (SHTP) trên cơ sở lấy việc tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn đầu nhằm tiếp thu, lan tỏa công nghệ cao (CNC) vào trong nước, làm tiền đề để phát triển năng lực nội sinh ở giai đoạn sau. Có thể nói, đây là chiến lược có tính then chốt, quyết định sự phát triển thành công SHTP.

Trải qua 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, SHTP đã tạo dựng được môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CNC, đồng thời được đánh giá là SHTP thành công nhất trong các Khu CNC quốc gia.

Tính đến hết ngày 30/9/2022, SHTP có 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương 12,036 tỷ USD, trong đó, có 51 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 10,106 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư), 111 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 1,969 tỷ USD (chiếm 16%). Vốn đầu tư trung bình là 75,225 triệu USD/dự án.

Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý SHTP và bà Lê Bích Loan - Phó Trưởng Ban Quản lý SHTP chủ trì họp báo thông tin về chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập SHTP

Với kết quả thu hút đầu tư hết sức ấn tượng, SHTP đã vươn tầm thương hiệu quốc tế, trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư CNC tại TPHCM. Đã có hơn 10 tập đoàn CNC hàng đầu thế giới hiện diện tại SHTP như: Intel, Jabil, Rockwell Automation (Hoa kỳ), Nidec, Nipro, NTT (nhật Bản), Samsung (Hản Quốc), Sonion (Đan Mạch), Datalogic (Ý), Sanofi (Pháp), TTI (Đức).

Về giá trị sản xuất lũy kế toàn SHTP đạt 120 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNC từ SHTP liên tục tăng qua các năm, riêng năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của SHTP vẫn tăng và đạt 20,9 tỷ USD, chiếm 51,86% kim ngạch xuất khẩu của TPHCM, dự kiến năm 2022 kim ngạch xuất khẩu SHTP đạt 23 tỷ USD, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp CNC…

Hoạt động R&D trong doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, góp phần hình thành và phát triển năng lực nội sinh về CNC cho thành phố; việc thu hút công nghiệp hỗ trợ CNC đã góp phần kết nối được hơn 300 doanh nghiệp ngoài SHTP tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp SHTP, góp phần hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ hoàn chỉnh, tạo môi trường sản xuất CNC đồng bộ cho doanh nghiệp FDI và tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư dự án CNC mới trong tương lai… 

Trụ sở Khu công nghệ cao TPHCM 

Hiện nay, SHTP đang bước sang giai đoạn phát triển mới, trọng tâm là phát triển năng lực nội sinh, gắn với các ngành, lĩnh vực có tính đột phá, tác động lan tỏa cao trên cơ sở khai thác các hệ sinh thái ngành mạnh đã hình thành tại SHTP và tận dụng triệt để các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên cơ sở khai thác các thế mạnh về chất lượng nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

SHTP là một trong ba Khu CNC quốc gia do Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ TTg ngày 24/10/2002 với sử mạng xây dựng nền móng cho công nghiệp CNC.

SHTP là một khu kinh tế - kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở CNC, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và CNC, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển CNC và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đến nay, SHTP bước đầu hình thành một Trung tâm CNC quốc gia - nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của TPHCM và là một trong 3 trụ cột của Khu đô thị sáng tạo phía Đông - TP Thủ Đức (gồm: Khu CNC, Trung tâm tài chính Thủ Thiêm, Đại học Quốc Gia).

Trong đó, SHTP được xác định là hạt nhân của Khu đô thị sáng tạo trong việc thúc đẩy sự phát triển, cung cấp và nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực CNC trong và ngoài nước, thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập (24/10/2002 - 24/10/2022), SHTP sẽ tổ chức nhiều hoạt động chào mừng với thông điệp “Liên kết – Sáng tạo – Đột phá”.

Kim Sáng

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Quốc gia mới nổi trong những thị trường đồng phát triển nhanh nhất thế giới năm 2022

    Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chậm lại, Ấn Độ được dự báo sẽ trở thành một trong những thị trường đồng phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2022, vượt xa tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc – nước tiêu ...

    Sleep tourism - Xu hướng mới ngành du lịch

    Trào lưu đi du lịch giúp tìm lại giấc ngủ ngon (gọi tắt là du lịch ngủ - sleep tourism) đang trở nên phổ biến sau đại dịch Covid-19. Nhiều khách sạn nổi tiếng đã áp dụng trào lưu này nhằm đáp ứng những nhu ...

    Lý do Trung Quốc dần mất đi lợi thế sản xuất

    Trung Quốc đang mất dần thị phần sản xuất và xuất khẩu trong các lĩnh vực chính vào tay các nước láng giềng châu Á. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng sự nổi lên của những ...

    Thị trường có thể giúp Trung Đông - Trung Á kiếm được 1000 tỷ USD trong 5 năm

    Các nền kinh tế ở Trung Đông và Trung Á sẽ ngày càng giàu có hơn nhờ kiếm được rất nhiều tiền từ dầu mỏ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nhà xuất khẩu năng lượng tại khu vực này sẽ kiếm ...

    Dự báo nhu cầu dầu thế giới tăng trong dài hạn

    Mới đây, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã công bố báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới năm 2022. Báo cáo của OPEC cho rằng, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, ...

    Đông Nam Á tăng tốc để trở thành trung tâm EV tiếp theo của thế giới

    Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đạt được mục tiêu về cắt giảm khí thải. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, khai thác nguồn năng lượng tái tạo, các quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy sự phát ...

    Bình Định: Phấn đấu trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư

    Chiều ngày 27/10/2022, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC và Công ty CP Becamex Bình Định tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Đài Loan.

    Ngành game có khả năng đương đầu với suy thoái kinh tế

    Trò chơi điện tử là ngành công nghiệp có sức hút lớn. Người đứng đầu bộ phận game của tại Microsoft cho rằng, khác với nhiều phân khúc trên thị trường công nghệ, lĩnh vực này có khả năng đương đầu và vượt qua giai ...

    Nền kinh tế Mỹ phục hồi 2,6% trong quý III, thoát cảnh tăng trưởng âm

    Sau khi suy giảm trong 6 tháng liên tiếp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III của Hoa Kỳ đã tăng 2,6%. Kết quả này cao hơn dự báo của các tổ chức nghiên cứu và đánh dấu quý tăng trưởng đầu tiên của ...

    Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe máy lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á

    Khu vực Đông Nam Á khẳng định vị thế là “mảnh đất màu mỡ” với các nhà sản xuất, kinh doanh xe máy trên thế giới. Trong đó, Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực khi đạt doanh số gần 2,2 ...