Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Toàn cảnh biến động của các thị trường toàn cầu nửa đầu năm vì xung đột địa chính trị

Chiến dịch tại Ukraine bùng nổ khiến các thị trường chứng khoán giảm điểm, giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt. Nhiều nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái kỹ thuật, lo ngại suy thoái cũng khiến đồng euro rơi xuống mức thấp nhất 20 năm.

Thị trường chứng khoán lao dốc

Kể từ cuối tháng 2, thời điểm xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, các thị trường toàn cầu lao đao, chuỗi cung ứng gián đoạn vì các lệnh trừng phạt, đà phục hồi của kinh tế thế giới sau đại dịch Covid -19 thêm khó khăn. Trong 6 tháng qua tình trạng bấp bênh bao phủ lên nền kinh tế toàn cầu. 

Cuộc xung đột khiến lạm phát toàn cầu leo thang, gây áp lực cho các cơ quan hoạch định chính sách trên khắp thế giới. Người tiêu dùng phải xoay xở với chi phí sinh hoạt tăng cao. Doanh nghiệp chật vật vì nhu cầu suy yếu và chi phí đi lên.

Ảnh minh hoạ 

Ông David Coombs, Trưởng bộ phận Đầu tư đa tài sản tại Rathbone nhận định, cuộc xung đột là một yếu tố lớn. Dù đã phục hồi mạnh vào mùa hè, chứng khoán Mỹ vẫn giảm 2,3% so với hồi cuối tháng 2. Tuy nhiên, tâm lý ảm đạm vẫn bao trùm thị trường.

Diễn biến thị trường sẽ phụ thuộc vào bước đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, tình hình tại Ukraine có thể ảnh hưởng tới động thái mới của Ngân hàng Trung ương Mỹ.

Cổ phiếu của các công ty châu Âu, vốn chịu tác động trực tiếp của xung đột và cuộc khủng hoảng năng lượng, đã sụt giảm gần 5%. Theo dự báo, triển vọng có thể còn tệ hơn nữa.

Ông Coombs cho rằng, cổ phiếu của các công ty châu Âu sẽ phục hồi mạnh mẽ nếu xung đột chấm dứt. Tuy nhiên, vị chuyên gia không mấy lạc quan về kịch bản này.

Thị trường hàng hóa biến động

Cuộc xung đột này không chỉ tác động tới các thị trường chứng khoán toàn cầu mà hàng hoá thế giới cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Giá lúa mì đã giảm mạnh sau khi tăng lên mức kỷ lục trong tháng 3 do ảnh hưởng của xung đột. 

Giá quay đầu giảm nhờ thỏa thuận về việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Tuy nhiên, bà Tracey Allen, Chiến lược gia nông sản tại JPMorgan Chase cho biết, các lô hàng của Ukraine vẫn gặp khó trong khâu hậu cần. Thêm nữa, bà cảnh báo thời tiết khắc nghiệt có thể khiến giá bật tăng trong những tháng tới. 

Đặc biệt, giá năng lượng biến động mạnh do xung đột Nga - Ukraine. Giá dầu thô trên toàn cầu tăng vọt lên mức 139 USD/thùng vào đầu tháng 3. Tuy nhiên, hiện giá đã quay đầu giảm nhưng chưa ổn định do lo ngại rằng một cuộc suy thoái sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu. 

Ảnh minh hoạ 

Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng vọt khi phía Nga liên tục tuyên bố tạm dừng dòng chảy năng lượng qua các đường ống quan trọng sang châu Âu. Nắng nóng kỷ lục tại nhiều khu vực trên thế giới cũng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng lên. 

Người tiêu dùng và các ngành công nghiệp của châu Âu đang “khốn khó” vì giá khí đốt tự nhiên tăng chóng mặt. Khu vực đồng tiền chung Euro cũng đang gấp rút dự trữ khí đốt tự nhiên cho mùa đông. Tuy nhiên, kế hoạch này đang bị đe dọa bởi đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè và tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga.

Euro giảm xuống mức rẻ hơn USD

Thị trường ngoại hối toàn cầu cũng có nhiều “bất ổn” trong những tháng qua. Trong 7 ngày gần đây, đồng Euro đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm so với đồng USD. Nguyên nhân là giới đầu tư lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy châu Âu vào suy thoái.

Ảnh minh hoạ 

Tháng trước, đồng Euro lần đầu rơi xuống ngưỡng 1 USD đổi 1 euro kể từ năm 2002 trở lại đây. Trong khi đó, sức mạnh của đồng USD tăng lên sau khi FED mạnh tay nâng lãi suất. Cùng với đó, giới đầu tư đang muốn đổ tiền vào một “nơi trú ẩn an toàn" trong bối cảnh kinh tế biến động. 

Đồng USD tăng giá sẽ là tin tức tồi tệ cho những nền kinh tế mới nổi, có nợ hoặc nhập khẩu bằng đồng USD. Giới chuyên gia cho rằng, đà tăng trưởng của đồng bạc xanh cũng tạo áp lực cho cả các nước phát triển hơn. Nhóm chiến lược gia của Ngân hàng ING cũng dự báo, trong giai đoạn này, sự phục hồi bền vững của các đồng tiền chủ chốt so với đồng bạc xanh có vẻ khó xảy ra.

 

Mai Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    98% kinh tế thế giới được dự báo sẽ rơi vào suy thoái

    Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo việc các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đồng loạt tăng lãi suất sẽ gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế thế giới đang phát đi nhiều tín hiệu tiêu ...

    Việt Nam, Singapore, Indonesia là "tam giác vàng khởi nghiệp" của ASEAN

    Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được ghi nhận tăng trưởng tích cực. Theo các chuyên gia đầu tư mạo hiểm, nhiều nhà khởi nghiệp trong khu vực đang chú ý đến Việt Nam như một điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp của ...

    3 kỹ năng cần có để có thể làm việc từ bất kỳ đâu

    Xu hướng làm việc từ bất kỳ đâu (WFA – Work from anywhere) đang ngày càng trở nên phổ biến sau đại dịch. Dưới đây là 3 kỹ năng mà một người nhất định phải có để trở thành một nhân viên tự do.

    Ảnh hưởng của các nước châu Á trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

    Việc nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm sẽ là một động thái gây ảnh hưởng trên khắp châu Á.Trong đó, Philippines và Indonesia chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn Thái Lan và Việt Nam, ...

    Kinh tế Việt Nam tăng mạnh nhất ASEAN

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên mức dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam với GDP là 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023. Với mức dự báo tăng trưởng như vậy, Việt Nam sẽ là ...

    ASEAN cần đầu tư 7.300 tỷ USD cho năng lượng tái tạo

    Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (Irena), các nước ASEAN cần tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo gấp 3 lần so với kế hoạch đã đặt ra, lên mức 7.300 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu chống biến ...

    IMF dự báo Việt Nam lọt top 15 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022

    Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc là nền kinh tế có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất ở châu Á. Việt Nam được dự báo có GDP (PPP) đạt khoảng 1.278 tỷ ...

    Việt Nam, Thái Lan đàm phán tăng giá gạo xuất khẩu vào tháng 10

    Hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Việt Nam và Thái Lan sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để tăng giá xuất khẩu gạo. Điều này diễn ra trong bối cảnh thị trường nông sản toàn cầu ...

    Mỹ siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chip, chuỗi cung ứng

    Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu siết chặt đánh giá các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp quan trọng như bán dẫn và chuỗi cung ứng. Những nỗ lực này của Chính phủ Hoa ...

    Hai quốc gia Đông Nam Á nhạy cảm nhất với suy thoái kinh tế Mỹ

    Với độ mở kinh tế lớn, Singapore và Thái Lan được dự báo chịu nhiều ảnh hưởng nhất khu vực Đông Nam Á nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Đồng thời, cả hai quốc gia này cũng đang đối diện với cùng một ...