Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và mức đóng tiền bảo đảm?

Hỏi: Quá trình khởi kiện tại Tòa án, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một công cụ mà các bên tranh chấp được sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách tạm thời cho đến khi vụ án được giải quyết xong. Vậy, việc áp dụng BPKCTT được quy định như thế nào, mức đóng tiền bảo đảm?

Trả lời: Trước tiên, chúng ta cần làm rõ những nội sung sau: Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm, biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, căn cứ xác định mức bảo đảm, thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm, mục đích thực hiện biện pháp bảo đảm.

1. Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì: Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 có quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án; trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm

Căn cứ Điều 114, 136 BLTTDS 2015 và Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự”, người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

- Kê biên tài sản đang tranh chấp;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;

- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;

- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

- Tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT trong thời hạn do Tòa án ấn định.

Sở dĩ pháp luật yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng các BPKCTT được liệt kê trên là vì việc áp dụng sai các biện pháp này sẽ gây tổn hại về tài sản và các lợi ích về vật chất, kinh tế cho người bị áp dụng.

Do đó, người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng cách gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý giấy tờ có giá vào một tài khoản phong tỏa hoặc có chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của tổ chức, cá nhân khác tương đương với mức độ tổn thất có thể xảy ra.

3. Biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại Điều 292, Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

- Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).

- Đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ảnh minh họa

4. Căn cứ xác định mức bảo đảm

- Khoản 1 Điều 136 BLTTDS năm 2015 quy định tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT: "Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu".

- Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra mà yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

- Đối với người yêu cầu áp dụng BPKCTT trong các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT hoặc tối thiểu bằng hai mươi triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hoá đó; chứng từ bảo lãnh ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

5. Thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm

- Bước 1, Tòa án sẽ dự kiến và tạm tính mức độ thiệt hại có thể xảy ra tùy thuộc vào từng BPKCTT khi được áp dụng. Tuy từng trường hợp áp dụng để ấn định khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm cần phải nộp. Giá trị tạm tính này không được thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng BPKCTT, trừ trường hợp có chứng cứ chứng minh rằng tổn thất dự kiến thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng BPKCTT.

- Bước 2, người yêu cầu áp dụng BPKCTT dự kiến và tạm tính thiệt hại có thể xảy ra và nộp lại cho Tòa án bằng văn bản. Nếu tại phiên tòa thì không nhất thiết bằng văn bản nhưng phải được ghi nhận vào biên bản phiên tòa. Tòa án cũng có thể hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT để tạm tính thiệt hại.

- Bước 3, sau khi nhận được bản dự kiến và tạm tính thiệt hại, Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào các quy định pháp luật để ấn định giá trị của biện pháp bảo đảm và ra quyết định buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm.

Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm có hiệu lực thi hành ngay.

Người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm nếu yêu cầu áp dụng BPKCTT được đưa ra ở giai đoạn từ khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tòa.

Thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm có thể kéo dài nếu có lý do chính đáng nhưng trong mọi trường hợp phải được hoàn tất trước khi mở phiên tòa.

Nếu đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì Tòa án sẽ xem xét và thảo luận tại phòng xử án, sau đó ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi BPKCTT rơi vào trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

6. Mục đích thực hiện biện pháp bảo đảm

Mục đích chính của các biện pháp bảo đảm là nhằm dự phòng rủi ro cho bên có Quyền trong giao dịch dân sự, hạn chế tranh chấp về sau.

Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Nhìn chung, các biện pháp dự phòng đều có ba chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt.

Thẩm phán Kim Việt

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Vụ uống rượu, mang búa đi đập xe ô tô người khác giữa mùa dịch Covid -19: Tòa án cấp phúc thẩm tuyên tăng án bị cáo Nguyễn Văn Phương

    Chiều 23/9, TAND tỉnh Kiên Giang mở lại phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ án uống rượu say, dùng búa đạp bể xe ô tô của người khác khi địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính ...

    Đi mua bia, tiện tay vào nhà hàng xóm trộm gần 900 triệu đồng

    Ngày 23/9, TAND TPHCM đã tuyên phạt Hoàng Đình Luận (SN 1990, ngụ tại Thanh Hoá) 12 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”.

    Giám đốc lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhiều ngân hàng lãnh 18 năm tù

    Mặc dù đã bán xe cho khách hàng nhưng Giám đốc công ty sản xuất ô tô vẫn dùng các hồ sơ, giấy tờ cũ thế chấp nhiều ô tô để vay, chiếm đoạt tiền của ngân hàng hàng chục tỷ đồng.

    Bình Thuận: Tuyên án 6 bị cáo làm giấy xét nghiệm Covid-19 giả

    Chiều 22/9, TAND TP Phan Thiết đã tuyên án vụ “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” do các bị cáo Trần Xuân Đạt, Diệp Từ Hiếu, Nguyễn Phước, Nguyễn Tùng Lâm, Võ Duy Tân và Kiều Minh Hòa thực hiện.

    Phó Chánh án TAND TPHCM: Phát triển án lệ là yêu cầu tất yếu khách quan

    Sáng 23/9, TAND TPHCM phối hợp với Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức Hội thảo áp dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TPHCM.

    Bị bạo hành, vợ dùng kéo đâm chồng tử vong

    Do khuyên can chồng đi tìm việc làm để kiếm tiền lo cho cuộc sống thì bị chồng đánh, trong cơn tức giận người phụ nữ đã dùng kéo đâm chết chồng mình.

    Cựu Tổng Giám đốc IPC Tề Trí Dũng tiếp tục lĩnh thêm án

    Chiều ngày 20/9, TAND TP.HCM đã tuyên án bị cáo Tề Trí Dũng và đồng phạm thuộc IPC chuyển nhượng 149 nền đất tại dự án An Phú Tây, gây thất thoát hơn 127 tỷ đồng.

    TAND cấp cao tại TP.HCM tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến đầu tiên

    Ngày 20/9, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hành chính về “Khiếu kiện quyết định hành chính về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất” bằng hình thức trực tuyến.

    TAND TP. Thủ Đức tổ chức giải bóng đá Futsal lần thứ I- năm 2022

    Ngày 17/9, TAND TP. Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức Giải bóng đá Fusal lần thứ I - năm 2022 nhằm chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh 2/9, ngày truyền thống TAND và chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn ...

    TAND TP. Đà Nẵng tổ chức xét xử lưu động hai vụ án hình sự

    Ngày 17/9, tại UBND phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TAND TP. Đà Nẵng đã tiến hành xét xử lưu động hai vụ án hình sự đối với 03 bị cáo về hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý” và “Giết người”.