Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

4 thị trường xuất khẩu gần 100 tỷ USD của Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ nước ta có quan hệ ngoại thương, có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên gồm: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. 4 thị trường này chiếm đến 57,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm.

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng và tên tuổi các thị trường không thay đổi, nhưng kim ngạch ở từng thị trường đều tăng lên đáng kể.

Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 66,9 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái chiếm 30,8% kim ngạch cả nước. Trung Quốc đứng thứ hai với 30 tỷ USD, tăng 5,3%; Hàn Quốc giữ vị trí thứ ba với 14,2 tỷ USD, tăng 16,8%; Nhật Bản xếp thứ tư với 13,44 tỷ USD, tăng 13,4%. 

Ảnh minh hoạ  

Như vậy, chỉ trong 7 tháng đầu năm, riêng 4 thị trường chủ lực đạt tổng kim ngạch 97,54 tỷ USD, chiếm đến 57,35%. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 8,04 tỷ USD, tăng 54,6%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị 7,35 tỷ USD, tăng 11,9%; sang Hàn Quốc đạt 3,17 tỷ USD, tăng 22,4%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 8,62 tỷ USD, tăng 27,1%; sang thị trường Trung Quốc đạt 6,65 tỷ USD, tăng 12,6%; sang Hàn Quốc đạt 2,07 tỷ USD, giảm 2,5%... Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 11,35 tỷ USD, tăng 26,8%; sang Trung Quốc đạt 1,86 tỷ USD, tăng 32,4%; sang Hàn Quốc đạt 1,65 tỷ USD, tăng 26,9%... Dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 11,14 tỷ USD, tăng 21,3%; sang Nhật Bản đạt 2,06 tỷ USD, tăng 11,9%; sang Hàn Quốc đạt 1,68 tỷ USD, tăng 12,9%. 

Tính từ đầu năm đến ngày 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 464,13 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 232,76 tỷ USD, tăng 17,67% so với cùng kỳ năm 2021 (tương đương tăng gần 35 tỷ USD); nhập khẩu đạt 231,37 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ (tương đương tăng 14,1 tỷ USD).

Riêng nửa đầu tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 30 tỷ USD. Cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 8 ghi nhận thâm hụt hơn 100 triệu USD, tuy nhiên tính chung từ đầu năm đến 15/8, cả nước vẫn xuất siêu 1,39 tỷ USD. 

Điều này cho thấy toàn bộ các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều có sự hiện diện ở những thị trường quan trọng kể trên. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong 8 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 89%. 

Ảnh minh hoạ  

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước tính gần 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 15 tỷ USD, tăng 7,4%; lâm sản chính trên 11,8 tỷ USD, tăng 6,2%; thủy sản trên 7,5 tỷ USD, tăng 35,3%; chăn nuôi 258,6 triệu USD, giảm 12,2%; đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 48,2%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tất cả các nhóm hàng hóa tháng 8.2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Mai Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    ASEAN cần đầu tư 7.300 tỷ USD cho năng lượng tái tạo

    Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (Irena), các nước ASEAN cần tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo gấp 3 lần so với kế hoạch đã đặt ra, lên mức 7.300 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu chống biến ...

    IMF dự báo Việt Nam lọt top 15 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022

    Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc là nền kinh tế có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất ở châu Á. Việt Nam được dự báo có GDP (PPP) đạt khoảng 1.278 tỷ ...

    Việt Nam, Thái Lan đàm phán tăng giá gạo xuất khẩu vào tháng 10

    Hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Việt Nam và Thái Lan sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để tăng giá xuất khẩu gạo. Điều này diễn ra trong bối cảnh thị trường nông sản toàn cầu ...

    Mỹ siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chip, chuỗi cung ứng

    Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu siết chặt đánh giá các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp quan trọng như bán dẫn và chuỗi cung ứng. Những nỗ lực này của Chính phủ Hoa ...

    Hai quốc gia Đông Nam Á nhạy cảm nhất với suy thoái kinh tế Mỹ

    Với độ mở kinh tế lớn, Singapore và Thái Lan được dự báo chịu nhiều ảnh hưởng nhất khu vực Đông Nam Á nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Đồng thời, cả hai quốc gia này cũng đang đối diện với cùng một ...

    Vị trí của Việt Nam trên thị trường logistics mới nổi

    Theo xếp hạng của Agility, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới. Thị trường vận tải – logistics của Việt Nam được ước tính đạt tăng trưởng hàng năm kép ...

    Kinh nghiệm và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả của Singapore cho Việt Nam

    Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, Singapore đã thu hút được khoảng 14,3 tỷ SGD do có nhiều chính sách thu hút FDI hiệu quả. Một số kinh nghiệm và giải pháp của Singapore có giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt ...

    Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

    Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" có tổng kinh phí 1.821.800 USD, được triển khai trong 3 năm tại 5 địa phương (TPHCM, Cần Thơ, ...

    Năm 2030, một nửa dân số Việt Nam sẽ kiếm hơn 20 USD/ngày

    Theo nghiên cứu mới của HSBC, vào năm 2030 sẽ có 48 triệu người kiếm hơn 20 USD/ngày. Nếu so với chiến lược dân số của Chính phủ là 104 triệu người vào 2030, con số này chiếm gần một nửa dân số Việt Nam. ...

    Ảnh hưởng Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng thế giới chậm lại

    Áp lực lạm phát trên thế giới vẫn đang có xu hướng “căng thẳng", cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Trong bối cảnh đó, chuyên gia VCBS cho rằng ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam ...