Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Thảm kịch Itaewon: Các nạn nhân không chết vì bị giẫm đạp, mà do bị đè bẹp bởi đám đông

Ít nhất 153 người đã thiệt mạng trong thảm kịch xảy ra hôm 29/10 tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Sự kiện bi thảm được mô tả như một vụ đè bẹp bởi đám đông, chứ không phải một vụ giẫm đạp.

Đám đông chen chúc trong con hẻm chật chội tại Itaewon, Seoul (Ảnh: Nguồn quốc tế)

G. Keith Still, chuyên gia về an toàn đám đông tại Đại học Suffolk (Anh), cho biết thảm kịch Itaewon có thể được mô tả như một vụ bị đè bẹp bởi đám đông (crowd crush). Hiện tượng này xảy ra khi quá nhiều người tập trung lại với nhau trong một không gian hạn chế (ít hoặc không có lối thoát hiểm) và có những chuyển động như xô đẩy khiến đám đông ngã nhào. Một vụ giẫm đạp xảy ra khi mọi người có không gian để chạy và giẫm đạp lên nhau. Điều này không xảy ra ở Itaewon.

“Cả đám đông đều ngã nhào. Và khi họ đang ở trong một không gian hạn chế, mọi người sẽ không thể đứng dậy được nữa”, ông Still cho biết.

Khi một đám đông dồn lực đẩy về cùng một phía, lực ép này thậm chí có thể đủ mạnh để bẻ cong cả thép. Trong tình huống một người đứng giữa đám đông tại một sự kiện, người này có lúc phải chịu hai sự chèn ép cùng lúc, đó là một lực đến từ dòng người phía sau đang cố đẩy lên và một lực từ những người xung quanh đang cố thoát khỏi đó. Nếu có một người bị ngã, tình huống này sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi có thể kéo nhiều người khác ngã theo và tạo ra thêm một lực ép khác khi các cơ thể đè lên nhau.

Theo chuyên gia Still, mất khoảng 6 phút để chuyển sang trạng thái ngạt thở do bị đám đông đè bẹp. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong trong một vụ crowd crush. Ngoài ra, mọi người cũng có thể bị thương và bất tỉnh khi cố gắng thở và thoát khỏi đám đông. 

“Các nạn nhân không chết vì hoảng sợ. Họ hoảng sợ vì họ sắp chết. Những gì xảy ra là mọi người ngã đè lên nhau, họ cố gắng đứng dậy và kết quả là tay và chân họ bị xoắn vào nhau”, ông Still cho biết.

Thảm kịch tại Seoul xảy ra vào tối 29/10 khi một đám đông khổng lồ chen chúc trong một con hẻm chật hẹp ở khu phố đêm Itaewon. Khoảng 100.000 người đã tập trung tại con dốc chỉ dài khoảng 40m và rộng hơn 4m. Hai bên đường là vách tường cao khiến tầm nhìn bị hạn chế. Dòng người di chuyển từ trên xuống và dòng người đi từ dưới ga tàu điện ngầm lên đan xen nhau. Trong khi chen lấn, một số người ngã xuống, số khác xô đẩy và nhiều người đổ chồng lên nhau theo hiệu ứng domino. 

Tiếng nhạc từ các quán bar quá lớn, cộng thêm tiếng la hét khiến những người trên đỉnh dốc không phát hiện ra sự cố bên dưới và vẫn tiếp tục dồn xuống. Cứ thế, sự việc dần vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn tới thảm kịch sau đó. Một nhân chứng chia sẻ trên Twitter: "Tôi thực sự cảm thấy như mình sẽ bị nghiền nát cho đến chết”.

Thời gian gần đây, hàng loạt thảm kịch tại sự kiện đông người đã xảy ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Vào tháng trước, 130 người đã thiệt mạng do bị đám đông đè bẹp tại sân vận động Kanjuruhan ở Indonesia. Nguyên nhân chính là do số người đến xem trận bóng vượt quá sức chứa của sân. Khi bạo loạn xảy ra, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và tình trạng thêm tồi tệ. Người hâm mộ bỏ chạy bị kẹt lại ở một điểm của lối ra. Sau đó đám đông tích tụ lại, trong quá trình chen lấn có hiện tượng ngạt thở. 

Vào tháng 11 năm ngoái, vụ việc thương tâm khác đã xảy ra tại Mỹ. 8 người đã thiệt mạng khi tham gia lễ hội âm nhạc Astroworld ở thành phố Houston, bang Texas. Nguyên nhân là do đám đông xô đẩy và dồn về phía trước sân khấu, khiến những người ở phía trước bị dồn ép và ngã đè lên nhau.

Thu Phương

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Thảm kịch Itaewon qua lời kể của nhân chứng nước ngoài

    Ít nhất 154 người đã thiệt mạng trong thảm kịch Halloween hôm 29/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trong số các nạn nhân có 26 công dân nước ngoài.

    Sập cầu tại Ấn Độ: Có người cố tình rung lắc cầu

    Giới chức Ấn Độ cho biết, số người chết trong vụ sập cầu treo tại bang Gujarat, miền tây đất nước, đã tăng lên 132 người. Nhân chứng cho biết, trước khi tai nạn xảy ra, một số thanh niên đã cố tình rung lắc ...

    Giẫm đạp tại hòa nhạc ở Congo: 11 người thiệt mạng

    Ngày 31/10, một vụ giẫm đạp đã khiến 9 khán giả và 2 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng trong buổi hòa nhạc đông đúc của ngôi sao ca nhạc châu Phi Fally Ipupa. Vụ việc diễn ra tại sân vận động lớn nhất thủ ...

    Sập cầu tại Ấn Độ: Ít nhất 68 người thiệt mạng

    Các quan chức Ấn Độ cho biết, ít nhất 68 người đã thiệt mạng khi một cây cầu treo ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ bị sập vào tối ngày 31/10. Hàng trăm người trên cầu đã rơi xuống sông.

    Những người kiếm tiền thật từ vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg

    Meta đang lỗ hàng tỷ USD khi đầu tư vào metaverse. Tuy nhiên, vẫn có những người kiếm được tiền từ vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg.

    Startup Pháp phát minh ra cây trồng hấp thụ khí ô nhiễm

    Neoplants, một công ty khởi nghiệp của Pháp đã tạo ra cây trồng trong nhà biến đổi gen với khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí. Mặc dù các sinh vật biến đổi gen không phải mới, nhưng việc áp dụng ...

    Một công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Seoul

    Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc xác nhận một công dân Việt Nam đã thiệt mạng trong thảm họa giẫm đạp tại Itaewon, Seoul vào tối ngày 29/10.

    Toàn cảnh thảm kịch Halloween tại Hàn Quốc: 151 người thiệt mạng, hơn 300 người mất tích

    Các quan chức cho biết lễ kỷ niệm Halloween lớn đầu tiên của Hàn Quốc kể từ khi kết thúc các hạn chế phòng dịch đã trở thành thảm kịch vào tối ngày 29/10. Ít nhất 151 người, chủ yếu là thanh thiếu niên, đã ...

    Hàn Quốc: Gần 150 người thiệt mạng trong Lễ hội Halloween

    Sau vụ giẫm đạp kinh hoàng vào khuya 29/10 tại khu vực gần khách sạn Hamilton ở khu phố Itaewon, Hàn Quốc, ít nhất 149 người thiệt mạng và hơn 78 người khác bị thương.

    100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022

    Theo báo cáo Global 500 của công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance, Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Top 3 của bảng xếp hạng được thống trị bởi các ông lớn công nghệ.