Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Chính sách thuế hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp "vượt khó"

Việc áp dụng các chính sách gia hạn thuế, giảm thuế…trong giai đoạn sau dịch Covid 19 nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp. Đây sẽ là nguồn trợ lực đáng kể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng củng cố hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển.

Gia hạn hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền thuế 

Năm 2021 kết thúc với muôn vàn khó khăn. Dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều chính sách thuế đã được Tổng cục Thuế tham mưu, đề xuất trình Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất…

Ông Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính), cho biết trước đó Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 41/2020 và 52/2021 những chính sách gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tiền thuê đất đối với hầu hết doanh nghiệp. Theo đó, thời gian gia hạn từ 3 đến 8 tháng theo từng sắc thuế với nhóm từng đối tượng. 

Ông Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn chia sẻ về chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Tương tự, đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, Việt Nam áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ. Đồng thời, Bộ Tài chính đề xuất Quốc hội áp dụng việc giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô từ 200 tỷ VNĐ/ năm trở xuống.

Thông qua tờ trình của Bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp tổ chức nộp thuế có doanh thu trong năm 2021 không quá 200 tỷ đồng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và có doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. Đồng thời, các biện pháp khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp lỗ cũng được áp dụng. 

Tiếp tục đưa ra giải pháp hỗ trợ thuế doanh nghiệp, ngày 28/5 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 34/2022, thống nhất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022 cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn dự kiến khoảng 125.000 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, tính đến nay Việt Nam đã đàm phán và ký kết 17 Hiệp định tự do mậu dịch (FTA), trong đó 15 FTA đã có hiệu lực. Theo đó, các nước đối tác trong FTA sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan cho hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào nước họ.

Bên cạnh việc gia hạn thuế, giảm thuế, phí…, các cơ quan quản lý cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ cơ cấu nợ vay ngân hàng, giảm lãi suất nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Những chính sách đều được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và ủng hộ. 

Chính sách thuế không phải chìa khoá vạn năng 

Chính sách thuế và quản lý thuế có liên quan và tác động khá lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế như một giải pháp trợ giúp khi khó khăn. Sử dụng chính sách thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện rõ quan điểm, thiện chí của Nhà nước đối với các chủ thể sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Văn Phụng, các chính sách thuế không phải chìa khoá vạn năng để mở tất cả các cửa dành cho doanh nghiệp. Việc sử dụng chính sách thuế không hợp lý có thể vừa không đảm bảo việc cân đối thu - chi ngân sách, vừa tạo điều kiện phát sinh đối tượng tiêu cực, lạm dụng chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Vì vậy, điều quan trọng là cần bổ sung quy định về thẩm quyền của Chính phủ cho phép khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính. Đảm bảo đúng mức độ, đúng đối tượng sẽ giải tỏa áp lực lớn đối với cơ quan thuế trong việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 

Ảnh minh hoạ

Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng cho rằng việc lạm dụng biện pháp bảo hộ dựa trên thuế quan có thể dẫn đến sự ỷ lại của các doanh nghiệp nội địa. Nếu doanh nghiệp được bảo hộ quá lâu thì sẽ khó có thể cạnh tranh được với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, việc lạm dụng chính sách thuế sẽ gây ra phản tác dụng.

Do đó, trước những thách thức của thị trường, ngoài chính sách thuế, doanh nghiệp cần phải phải có những thay đổi trong tư duy, cách làm để thích ứng với những điều kiện mới. Hiện tại, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu kỹ thị trường và có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.

Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên những căn cứ xác đáng. Đặc biệt, doanh nghiệp nên đổi mới tư duy về thị trường, cách hoạt động và con người.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn "đổi", thì cái "mới" mới xuất hiện. Giới chuyên gia cho rằng một công ty mạnh thường có văn hoá doanh nghiệp tốt và ngược lại, do đó chủ doanh nghiệp phải xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, đi cùng với đó là có chế độ đãi ngộ tốt. 

Điển hình như các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nếu muốn tận dụng được ưu đãi về thuế, hàng hóa, nông sản từ hiệp định FTA thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Hệ tiêu chuẩn này bao hàm toàn diện các yêu cầu, quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phát triển bền vững về lao động, môi trường…

Mai Anh

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Tọa đàm “Phát triển văn hóa doanh nghiệp song song với phát triển kinh tế” - Phần 3: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hệ tư tưởng

    Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang đứng trước những sức ép của thời đại về cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận. Phần 3 của tọa đàm sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết cách làm thế nào để chuyển giao văn ...

    Tọa đàm “Phát triển văn hóa doanh nghiệp song song với phát triển kinh tế” – Phần 2: Vai trò của lãnh đạo trong việc kiến tạo văn hóa doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang đứng trước những sức ép của thời đại về cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận. Phần 2 của tọa đàm sẽ giúp chủ doanh nghiệp thấu hiểu vai trò của người lãnh đạo trong ...

    Tọa đàm “Phát triển văn hóa doanh nghiệp song song với phát triển kinh tế” – Phần 1: Văn hóa doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang đứng trước những sức ép của thời đại về cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận. Tọa đàm lần này sẽ gợi mở cho chủ doanh nghiệp thấu hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của ...

    Tọa đàm "Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tịnh tiến cao hơn trong chuỗi cung ứng" - Phần 2

    Giá trị cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào phòng bán hàng mà ở cả doanh nghiệp nói chung. Nhưng nhà quản lý chuỗi cung ứng thường chỉ quan tâm tới giá cả và thời gian. Vậy làm thế nào để ...

    Tọa đàm "Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tịnh tiến cao hơn trong chuỗi cung ứng?" - Phần 1: Quản lý chất lượng

    Tọa đàm có sự tham dự của ông Trevor Purdey, Giám đốc chất lượng Vietnam Outsourcing PTE LTD và ông Daniel Pham, Giám đốc Vietnam Outsourcing. Thông qua tọa đàm, doanh nghiệp Việt có thể tìm được lời giải cho câu hỏi làm thế nào ...

    Tọa đàm "Doanh nghiệp cần thay đổi hệ tư tưởng để sinh tồn" - Phần 2: Con người tự chủ trong doanh nghiệp

    Tọa đàm có sự tham dự của chuyên gia Choi Bong Sik, Nguyên Giám đốc LG Cable Vietnam; chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương, Chủ tịch Intel Media & International Consulting, Cố vấn trưởng - Giảng viên cao cấp Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI ...

    Tọa đàm: Doanh nghiệp cần thay đổi hệ tư tưởng để sinh tồn - Phần 1: Sự tự chủ

    Tọa đàm có sự tham dự của chuyên gia Choi Bong Sik, Nguyên Giám đốc LG Cable Vietnam; chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương, Chủ tịch Intel Media & International Consulting, Cố vấn trưởng - Giảng viên cao cấp Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI ...

    Lạm phát toàn cầu: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp

    Trong vài tháng gần đây, tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới chậm lại gây nên "lạm phát đình trệ" toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng lạm phát tạo ra thử thách không nhỏ cho nền doanh thương, nhưng đồng thời cũng là ...