Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

ASEAN cần đầu tư 7.300 tỷ USD cho năng lượng tái tạo

Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (Irena), các nước ASEAN cần tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo gấp 3 lần so với kế hoạch đã đặt ra, lên mức 7.300 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu vào năm 2050. Mỗi nước Đông Nam Á cần đầu tư hơn 200 tỷ USD mỗi năm để đạt mục tiêu này.

Mới đây, Irena đã công bố ấn bản thứ hai của báo cáo Triển vọng năng lượng tạo tạo cho ASEAN hướng tới chuyển đổi năng lượng khu vực. Báo cáo cho biết các quốc gia Đông Nam Á cần tăng hơn 2 lần khoản đầu tư hằng năm vào hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng và đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. 

Theo đó, ASEAN cần phân bổ 200-245 tỷ USD đầu tư mỗi năm vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, hiệu quả năng lượng cũng như các công nghệ và cơ sở hạ tầng liên quan trong giai đoạn từ nay đến năm 2050. Mức đầu tư này cao gấp 2,5 lần so với khoản ngân sách mà chính phủ các nước Đông Nam Á đang lên kế hoạch để đạt mục tiêu về khí hậu. 

Ảnh minh hoạ

Báo cáo cho rằng sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư trong khu vực nhờ mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Các cơ hội đầu tư bao gồm đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, hiệu suất năng lượng, hydrogen… Điều này góp phần hạn chế tăng nhiệt toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Trong ngắn hạn, đến năm 2030, công suất lắp đặt điện mặt trời trên toàn khu vực ASEAN cần đạt 240 gigawatt (GW), đòi hỏi mức đầu tư 150 tỷ USD trong thập niên này. Đồng thời trong cùng kỳ, ASEAN cần gần 200 tỷ USD để đầu tư vào lưới điện và triển khai 13 triệu ô tô điện cùng 3,7 triệu trạm sạc. Đến năm 2050, ASEAN cần triển khai 100 triệu ô tô điện và 300 triệu xe điện 2 bánh và 3 bánh. 

Theo Irena, đến năm 2050, các nước có thể giảm tới 160 tỷ chi phí năng lượng. Với việc đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, đến năm 2050, ASEAN cũng có thể giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm được 1.500 tỷ USD liên quan đến sức khỏe của con người và thiệt hại môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hiện nay, nhiên liệu hóa thạch chiếm hơn 85% nguồn cung cấp năng lượng chính của Đông Nam Á. Khu vực cũng đóng góp 25% công suất điện địa nhiệt cho thế giới.

Irena nhấn mạnh Đông Nam Á phải hành động ngay bây giờ để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, trong đó phần lớn đến từ các nguồn cung bên ngoài khu vực, do đó làm tăng khả năng tiếp xúc với hàng hóa toàn cầu vốn dễ biến động và ngày càng đắt đỏ. Và ASEAN cần hướng đến các con đường chuyển đổi năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo dồi dào, chi phí rẻ có sẵn trong khu vực. 

Ảnh minh hoạ 

Nuki Agya Utama, Giám đốc Điều hành Trung tâm Năng lượng ASEAN, cho biết việc tăng tốc chuyển đổi năng lượng là rất quan trọng để đáp ứng các mục tiêu khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của khu vực. ASEAN cam kết đạt được 23% tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp vào năm 2025. 

Kế hoạch hành động chi tiết của khu vực bắt đầu bằng nỗ lực tối ưu hóa công nghệ than sạch. Theo Francesco La Camera, Tổng Giám đốc Irena, việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cùng với phát triển năng lượng tái tạo và kết nối lưới điện khu vực là bước đi không thể thiếu để đáp ứng mục tiêu đưa phát thải carbon về mức zero ròng. 

Hiện, một nửa số thành viên ASEAN đã ký kết với các tuyên bố quốc tế nhằm chấm dứt sử dụng than để sản xuất điện. Dù vậy, ông La Camera vẫn nhấn mạnh rằng các cam kết khí hậu đòi hỏi hành động khẩn trương, có phối hợp và phải thực hiện ngay bây giờ mới có hy vọng thành công. 

Đến cuối năm 2021, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đã dẫn đầu cuộc đua trong khu vực với tổng công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt lần lượt là 43GW, 12GW và 11GW. Cùng năm, tỷ trọng năng lượng tái tạo ở mức 14,3% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp (dạng năng lượng thô, chưa chuyển sang các hình thức năng lượng khách như điện, xăng dầu) của ASEAN, không thay đổi nhiều so với 5 năm năm trước đó.

PV

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Singapore soán ngôi trung tâm tài chính hàng đầu châu Á của Hong Kong

    Trong bảng xếp hạng chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) vừa qua, Singapore đã vượt qua Hong Kong và trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và xếp thứ 3 trên thế giới. Hong Kong đã rơi xuống vị ...

    Ảnh hưởng của các nước châu Á trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

    Việc nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm sẽ là một động thái gây ảnh hưởng trên khắp châu Á.Trong đó, Philippines và Indonesia chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn Thái Lan và Việt Nam, ...

    Kinh tế Việt Nam tăng mạnh nhất ASEAN

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên mức dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam với GDP là 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023. Với mức dự báo tăng trưởng như vậy, Việt Nam sẽ là ...

    Ba xu hướng bán lẻ và thương mại điện tử năm 2023

    Xu hướng tiêu dùng đang thay đổi. Theo Economic Times, doanh số thương mại điện tử năm 2022 được dự báo sẽ thấp hơn 95 tỷ USD so với năm 2021.

    Khởi công xây dựng đường Vành đai 3 - TP.HCM

    Ngày 24/9, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức khởi công dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 -TP.HCM .

    4 biến động quan trọng với thị trường tài chính toàn cầu

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, thể hiện quyết tâm khống chế lạm phát. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ suy yếu, cuộc bầu cử ở Italy, Thụy Điển tăng lãi suất và giá kim ...

    Sau Fed, hàng loạt Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất

    Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu thế giới, do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản mới đây của ...

    Tìm hiểu meme marketing – chiến lược tiếp thị bằng tiếng cười

    Theo The NYU Dispatch, đồ họa truyền thống thu hút 5% tương tác trong khi meme có thể mang lại lượt tiếp cận cao hơn 10 lần với 60% tương tác tự nhiên trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày nay, meme là một ...

    Việt Nam và Thái Lan là “điểm nóng” về giao dịch tiền điện tử tại ASEAN

    Theo Chainalysis, trong một năm qua, tổng giá trị giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam và Thái Lan đều ghi nhận vượt mức 100 tỷ USD. Con số này đưa hai quốc gia trở thành trung tâm giao dịch tiền điện tử hàng ...

    4 dấu hiệu trên thị trường tài chính có thể khiến Fed giảm tốc độ tăng lãi suất

    Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75 điểm % lần thứ ba liên tiếp được dự báo sẽ khiến nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới. Do đó, giới chuyên gia đang ...