Sự kiện nổi bật
giá xăng
nắng nóng
năng lượng tái tạo
Abe Shinzo
nghi phạm bắn shinzo abe
Tìm kiếm

Thừa Thiên Huế ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S

Ví điện tử Hue-S là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian khác.

Ngày 30/10, tại Chợ Đông Ba, thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức lễ ra mắt giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng.

Giải pháp thanh toán số trên Hue-S là kết quả ban đầu của nội dung hợp tác chuyển đổi số giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT
Giải pháp thanh toán số trên Hue-S là kết quả ban đầu của nội dung hợp tác chuyển đổi số giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT

Với ví điện tử Hue-S, người dân trên địa bàn có thể dễ dàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng dễ dàng. Người sử dụng có thể chuyển tiền vào ví hoặc sử dụng thẻ ATM của 40 ngân hàng nội địa và quốc tế để thanh toán, mua sắm một cách dễ dàng với ứng dụng Hue-S.

Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét QR để mua sắm tại hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.

Với phương châm may đo giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, Ví điện tử được “nhúng” ngay trên Hue-S, một ứng dụng được người dân Thừa Thiên Huế sử dụng hàng ngày.

Cuối tháng 9/2022, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công ty FPT Telecom và lực lượng phản ứng nhanh PUN75 đã ra quân tuyên truyền, hướng dẫn mở Ví điện tử và các điểm chấp nhận thanh toán cho người dân tại chợ Đông Ba, là điểm nhấn đầu tiên trong chương trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Sau 3 tuần triển khai, đến nay số tài khoản ví điện tử được kích hoạt trên Hue-S đã đạt trên 20.000 tài khoản.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, Ví điện tử Hue-S ra đời nhằm mục tiêu phục vụ, bảo vệ thông tin cho người dân; tập trung nhiều dịch vụ trên một ứng dụng nhằm thúc đẩy chuyển đổi thống nhất về nhận thức trong xã hội.

Ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S có một ý nghĩa rất quan trọng, là cơ hội giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, ban ngành liên quan tiếp cận các dịch vụ, giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên Ví điện tử Hue-S.

“Hy vọng rằng với giải pháp này, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên toàn tỉnh sẽ quan tâm, tích cực triển khai đăng ký và sử dụng Ví điện tử Hue-S. Đồng thời, nghiên cứu thêm nhiều giải pháp thanh toán tích hợp lên Hue-S như thanh toán học phí, thanh toán viện phí, nộp phạt trực tuyến, nộp thuế, phí, lệ phí… nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh”- Ông Bình nói.

Ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Trung tâm IOC Huế và Tập đoàn FPT
Ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Trung tâm IOC Huế và Tập đoàn FPT

Dịp này, đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Trung tâm IOC Huế và Tập đoàn FPT.

Anh Vũ

Nhận xét

Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.

0 nhận xét

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cách Amazon đánh dấu bước tiến mới của ngành thương mại điện tử

    Amazon sẽ bổ sung thêm nhiều cánh tay robot thực hiện các nhiệm vụ nhà kho phổ biến nhất, giải phóng sức lao động của nhân viên, và thực hiện quá trình luân chuyển hàng hóa hiệu quả hơn…

    Vai trò của metaverse trong ngân hàng

    Metaverse (vũ trụ ảo) đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực tài chính - ngân hàng được chú ý hơn cả.

    Vốn hoá liên tục giảm, công ty khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới có thể sụp đổ

    Thị giá tiền điện tử sụt giảm không phanh suốt thời gian dài đã đẩy Core Scientific, công ty khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, thông báo có thể vỡ nợ với tình hình tài chính hiện tại. Core Scientific cho biết nguồn tiền ...

    Các tổ chức xem xét triển khai Wi-Fi 7 vào cuối năm 2023

    Trong khi việc triển khai 5G tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trên toàn thế giới, các cách thức mạng cũng đang dần nâng cấp mô hình Wi-Fi. Sau Wi-Fi 6, Wi-Fi thế hệ thứ 7 đang nổi lên như một mục ...

    5 xu hướng điện toán đám mây hàng đầu trong năm 2023

    Nhiều doanh nghiệp đang tích cực áp dụng chiến lược phát triển với điện toán đám mây. Trong tương lai, điện toán đám mây sẽ là “đầu tàu” tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, bên cạnh metaverse, thực tế ảo và thực tế tăng ...

    Xuất khẩu kỹ thuật số thúc đẩy sự thay đổi cơ hội tăng trưởng toàn cầu

    Xuất khẩu kỹ thuật số đang trở thành xu thế của các doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp nhiều công ty và doanh nghiệp nhìn ra những cơ hội đầy triển vọng.

    Cách mạng hóa hệ thống giải trí trên ô tô BMW

    Hãng xe Đức đang hợp tác với AirConsole - một nền tảng game của Thụy Sĩ - để tích hợp video game vào hệ thống thông tin giải trí trên xe BMW. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể chơi game khi xe ở trạng ...

    Văn phòng điện tử 4.0: Xu hướng quản trị doanh nghiệp tiên tiến nhất thế giới

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành từ sự phát triển của công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội. Trong đó, xu hướng văn phòng điện tử mới đang mở ra các giải pháp quản trị hiện ...

    Đơn giản hóa thông tin kinh doanh thông qua phân tích tự phục vụ

    Phân tích tự phục vụ ngày càng phổ biến trong bối cảnh thiếu hụt các nhà khoa học dữ liệu chuyên nghiệp và nhân viên công nghệ thông tin trình độ cao. Bên cạnh đó, tác động của hình thức làm việc trực tuyến cũng ...

    4 xu hướng công nghệ năm 2023

    Những năm gần đây, công nghệ đang có tốc độ phát triển chóng mặt. Theo dự báo của các chuyên gia, AI, Metaverse, Blockchain và IoT sẽ tiếp tục là những xu hướng chính dẫn dắt làn sóng công nghệ toàn cầu trong năm 2023.