Văn phòng BCĐ Đề án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân đặt tại Bộ Công an
Theo Quyết định số 524/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, Văn phòng BCĐ Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ đặt tại Bộ Công an thay vì đặt tại Bộ Tư pháp như Quyết định số 896/QĐ-TTg.
Văn phòng BCĐ Đề án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân đặt tại Bộ Công an
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 8/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
Quyết định số 524/QĐ-TTg sửa đổi một số nội dung về Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
Theo đó, Trưởng BCĐ là Phó Thủ tướng Chính phủ. Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Thành viên BCĐ là lãnh đạo cấp Thứ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ảnh minh họa
Theo Quyết định số 524/QĐ-TTg, Văn phòng BCĐ đặt tại Bộ Công an thay vì đặt tại Bộ Tư pháp như Quyết định số 896/QĐ-TTg.
Về nhân sự Văn phòng BCĐ, Quyết định 524/QĐ-TTg nêu rõ: Chánh Văn phòng BCĐ là lãnh đạo Bộ Công an. Phó Chánh Văn phòng thường trực BCĐ là lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Phó Chánh Văn phòng BCĐ gồm: Lãnh đạo Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an; Lãnh đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; Lãnh đạo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lãnh đạo Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ.
Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng BCĐ sử dụng công chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nhân sự chuyên trách của Văn phòng BCĐ, gồm: Sĩ quan của một số đơn vị thuộc Bộ Công an và công chức biệt phái của Bộ, cơ quan ngang Bộ (nếu có). Việc điều động sĩ quan, công chức biệt phái và thời gian biệt phái thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
* Thay thành viên BCĐ Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thay đổi thành viên BCĐ Quốc gia về Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP).
Theo Quyết định, ông Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Ủy viên BCĐ FSAP thay thế ông Đinh Trung Tụng.
Quy chế BCĐ Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng BCĐ Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ này.
Theo Quyết định, BCĐ có nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nội dung Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
BCĐ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân. Các thành viên thảo luận tập thể, Trưởng ban kết luận.
Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền) là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo; ký các văn bản của BCĐ gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
Trường hợp không tham dự cuộc họp, thành viên BCĐ ủy quyền cho cán bộ có trách nhiệm họp thay và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người được ủy quyền.
BCĐ họp phiên toàn thể 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần theo quyết định của Trưởng ban.
Nhận xét
Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.