Kết luận của tòa vụ sử dụng con dấu trái phép tại cty tiếp vận Hồng Ngọc
HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Phan Lê Lâm Sơn và đã tuyên các yêu cầu khởi kiện phía nguyên đơn là có căn cứ.
Mới đây, tòa án Quận 5 (TP.HCM) đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là ông Phan Lê Lâm Sơn đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT công ty tiếp vận Hồng Ngọc địa chỉ số 18D Ngô Quyền, P.6, Q.5 TP.HCM và bị đơn là ông Nguyễn Thanh Hân (thành viên HĐQT công ty Hồng Ngọc).
Theo đó, ông Sơn đứng đơn khởi kiện ông Hân về hành vi giả mạo giấy tờ chiếm giữ trái phép con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty vào ngày 11/10/2017. Thay mặt HĐQT, ông Sơn yêu cầu ông Hân chấm dứt hành vi trái phép, chiếm đoạt con dấu của công ty Hồng Ngọc.
Yêu cầu ông Hân chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền và chấm dứt hành vi nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch không thuộc thẩm quyền.
Ông NguyễnThanh Hân
Cũng theo đơn trình bày của nguyên đơn, sau khi chiếm con dấu của công ty, ông Hân đã sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, ông Hân khai báo với Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 5 (TP.HCM) bị thất lạc 02 sổ tiết kiệm tại công ty nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tòa nhận thấy căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và giấy thay đổi con dấu lần 13 vào ngày 14/08/2012 của công ty Hồng Ngọc người đại diện theo pháp luật là ông Phan Lê Lâm Sơn. Theo quy định luật doanh nghiệp, việc quản lý sử dụng con dấu phải thực hiện theo điều lệ công ty.
HĐXX cho rằng, ông Hân chỉ là cổ đông bình thường sở hữu 72.840 cổ phần, đồng thời là người đại điện pháp luật của công ty TNHH Genuine Partner Holdings sở hữu 99.400 cổ phần, chiếm tỷ lệ 1,5% tổng số của công ty tiếp vận Hồng Ngọc.
Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Tỉnh không phải là cổ đông của công ty Hồng Ngọc, do đó bà không tham dự họp cổ đông. Tuy nhiên, tại Đại hội bà được các cổ đông công ty Hồng Ngọc tín nhiệm đề cử và được bầu làm thành viên Ban kiểm soát của công ty nhiệm kỳ 2017-2022, cùng ông Cao Tiến Thuận và bà Nguyễn Thị Nhỏ.
Đồng thời, ông Hân không phải là Chủ tịch HĐQT nên việc ra thông báo họp lần 02 vào ngày 06/10/2017 với nội dung “Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” và thông báo này không có sử dụng con dấu của công ty Hồng Ngọc. Do đó, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, xác nhận ông Hân giả giấy tờ chiếm giữ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là trái quy định.
Ông Phan Lê Lâm Sơn, ông Vũ, bà Hòa cùng 7 cổ đông khác cũng đã xác nhận rằng đã nhận được Nghị quyết hoãn đại hội lần 02 ngày 26/07/2017 nên không ai đến dự.
Nhóm cổ đông gồm công ty tiếp vận Đông Sài Gòn, đại diện ông Nguyễn Văn Đậm (ủy quyền cho ông Nguyễn Khắc Duy) cổ đông Nguyễn Thanh Hân, Công ty cổ phần đối tác Chân Thật đại điện là bà Vũ Thị Tú Uyên vẫn tiến hành Đại hội là vi phạm quy định khoản 1 Điều 139 luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ Công ty.
Ngoài ra, ông Duy là một trong những thành viên tham dự họp cũng xác định nhận được thông báo hoãn họp lần 02 mà vẫn tham gia dự họp. Việc một số cổ đông không nhận được thông báo để đến dự họp Đại hội cổ đông ngày 26/07/2017 mà một số cổ đông vẫn tiến hành họp là vi phạm trình tự thủ tục quy điinh tại khoản 1 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 26 Điều lệ Công ty.
Như vậy, trình tự và thủ tục triệu tập họp cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông đã vi phạm Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với việc bầu bà Nhỏ vào Ban kiểm soát trong khi đó bà Nhỏ đang là kế toán trưởng của công ty Hồng Ngọc là đã vi phạm điểm d khoản 1 Điều 164 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và điểm c khoản 3 Điều 42 Điều lệ công ty.
Điều lệ công ty quy định, con dấu phải được lưu giữ tại công ty, người có thẩm quyền đảm bảo việc giữ con dấu theo quy định của pháp luật. Chính vì ông Hân không phải là người đại diện theo pháp luật nên không có quyền chiếm giữ con dấu. Như vậy, việc ông Hân chiếm giữ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký là trái quy định của pháp luật nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận.
Về yêu cầu ông Hân chấm dứt hành vi đóng dấu lên các chữ ký của người không có thẩm quyền của công ty, tòa nhận định ông Hân không được phép làm chuyện này. Việc ông Hân tự ý báo mất con dấu của công ty Hồng Ngọc và xin cấp lại con dấu mới do mình làm đại diện pháp luật và sử dụng con dấu để đóng lên các văn bản là trái luật.
Do ông Hân không phải là người có thẩm quyền của công ty tiếp vận Hồng Ngọc, mà chỉ là thành viên của HĐQT và cổ đông góp vốn nên phải tuân thủ quy định của điều lệ doanh nghiệp và cổ đông công ty, chỉ thực hiện các công việc theo thẩm quyền góp vốn. Vì vậy, yêu cầu của Chủ tịch HĐQT buộc ông Hân dừng các công việc của người không có thẩm quyền là chính đáng.
Nhận xét
Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.