Tây Ninh: Đầu tư hạ tầng giao thông để phát triển toàn diện
Nhằm phát triển du lịch Tây Ninh, ngoài các giải pháp đã và đang thực hiện trong thời gian qua, Tây Ninh đang tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông để tạo sức bật phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Dù sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lực dồi dào nhưng tỉnh Tây Ninh không thỏa mãn với những tài nguyên có sẵn mà luôn nỗ lực tìm tòi ra nhiều giải pháp, chiến lược mới để đưa tỉnh nhà ngày càng đi lên.
Giống như nhiều địa phương trên cả nước, Tây Ninh luôn chủ động xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông để tạo bàn đạp phát triển về mọi mặt. Hai năm qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành Giao thông Vận tải Tây Ninh vẫn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Trong năm 2021, nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành, tổ chức thông xe kỹ thuật. Điển hình là dự án cầu An Phước, cây cầu kết nối 2 xã phía tây thị xã Trảng Bàng với trung tâm thị xã.
.jpg)
Dự án đi vào hoạt động không chỉ đem lại lợi thế về công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và thương mại biên giới mà còn là công trình kết nối giao thông quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa... thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Cũng trong năm 2021, Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh đã phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông thực hiện 17 dự án (gồm 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 10 dự án thực hiện đầu tư, 3 dự án khởi công mới và 2 dự án chỉ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng), với tổng kinh phí gần 1.270 tỉ đồng.
Đến nay, đã có nhiều dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như: Đường 790 nối dài, đoạn từ Khedol - Suối Đá (ĐT 790B) đến Bờ Hồ - Bàu Vuông - Cống số 3 (ĐT 781B) giai đoạn 2; nâng cấp, mở rộng đường ĐT 793 - ĐT 792 (đoạn từ ngã tư Tân Bình đến cửa khẩu Chàng Riệc); tiểu dự án đường ĐT 781 đoạn Phước Tân - Châu Thành thuộc dự án đường ra cửa khẩu biên mậu...
Năm 2022, Tây Ninh dự kiến triển khai Đề án phát triển, nâng cao năng lực vận tải đường thủy nội địa gắn với phát triển hệ thống cảng đường sông - dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án rà soát điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đặc biệt, ngày 15/4/2022, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã đồng ý giao UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát, được quy hoạch dài 65km, với 4 làn xe.
.png)
Đây là trục giao thông chính chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, kết nối cao tốc TPHCM - Mộc Bài, giúp TP Tây Ninh liên kết các khu kinh tế, cửa khẩu ở địa phương với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Như vậy, chiến lược đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ là “đòn bẩy” giúp phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… trên địa bàn tỉnh Tây Ninh mà còn mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng khác (thu hút đầu tư, nâng cao đời sống người dân…).
Đặc biệt, việc nâng tầm hệ thống hạ tầng giao thông cũng là hướng đi đúng đắn để du lịch và bất động sản Tây Ninh bứt phá và có bước chuyển mình trong tương lai. Có thể thấy rằng, với những thành phố có tiềm năng du lịch như Tây Ninh, vị trí của một dự án được coi là điểm nhấn để thu hút khách.
Điển hình là dự án Khu dân cư đô thị tại Phường 3, TP Tây Ninh sở hữu vị trí ngay trung tâm thành phố, gần kề khu hành chính, gắn với nhiều tiện ích đa dạng như trường học, bệnh viện, siêu thị... sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Mặt khác, từ khu dân cư đến các điểm du lịch như núi Bà Đen, Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, hồ Dầu Tiếng... chỉ mất từ 20 phút đến 30 phút di chuyển, đây là yếu tố quan trọng, tạo tiền đề để phát triển du lịch ở Tây Ninh.
Tây Ninh phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH – HĐH, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như: Sản xuất các sản phẩm tinh sau chế biến, các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày và thu hút các doanh nghiệp này vào các khu, cụm công nghiệp. Giai đoạn 2031-2045, Tây Ninh phấn đấu trở thành địa phương có ngành công nghiệp phát triển và hiện đại, đạt mức độ khá trong khu vực Đông Nam Bộ. Tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, thiết bị sinh học... |
Nhận xét
Nội quy: Nhận xét có tối thiểu 3 ký tự.